Hàng Việt lên ngôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Giáp Ngọ nên thị trường bánh kẹo, mứt đang nóng lên từng ngày. Dù kinh tế khó khăn nhưng các mặt hàng thiết yếu vẫn được người tiêu dùng lựa chọn.

Những sản phẩm bánh kẹo, mứt Tết mang thương hiệu Việt với kiểu dáng, bao bì bắt mắt đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, chiếm ưu thế so với hàng ngoại nhập nhờ đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá rẻ và khiến người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng. Hầu hết các đại lý, cửa hàng, siêu thị đã tăng cường chuẩn bị lượng hàng bán Tết từ sớm.
 

Tuy nhiên khách hàng hiện nay chủ yếu là các đại lý lấy hàng sỉ để bán Tết, còn khách hàng mua lẻ vẫn chưa nhiều, sức mua lẻ còn khá chậm. Năm nay, mẫu mã bánh kẹo của các thương hiệu trong nước khá đẹp, đủ kiểu dáng, đa dạng về chủng loại, giá lại vừa túi tiền nên được khá nhiều người chọn mua, với xu hướng ăn Tết tiết kiệm, các loại bánh kẹo giá bình dân được ưa chuộng.

Những loại bánh kẹo trong nước sản xuất như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị… năm nay đều tăng số lượng, chất lượng và mẫu mã, trở thành lựa chọn hàng đầu của mỗi gia đình khi Tết đến Xuân về. Thay vì sính hàng ngoại, người tiêu dùng bắt đầu hưởng ứng “Người Việt dùng hàng Việt”. Năm nay đa số các nhà sản xuất bánh kẹo trong nước cũng cam kết giữ giá sản phẩm bằng Tết năm ngoái, vẫn còn một số doanh nghiệp đăng ký tăng giá nhưng mức tăng cũng không đáng kể, nếu tăng cũng chỉ tăng bình quân khoảng 5%.

Các cửa hàng Đức Phát, Hồng Nhung (TP. Pleiku) đã chuẩn bị các loại bánh mứt từ nhiều ngày trước và chỉ cung cấp các mặt hàng có thương hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc hàng công ty nên có lượng khách hàng ổn định. Theo đánh giá của người bán, đối với ngành hàng bánh kẹo phục vụ thị trường Tết thì thương hiệu, giá cả có tính quyết định lớn tới tâm lý mua sắm của người dân. Vì vậy, những loại bánh kẹo nội có thương hiệu lớn, bao bì đẹp, giá cả phải chăng sẽ bán chạy hơn các loại bánh kẹo ngoại không rõ nguồn gốc.
 

Tại Siêu thị Co.op Mart, Vinatex, các loại bánh kẹo, mứt thuần Việt, đồ uống, các điểm trưng bày dầu ăn, đồ khô trang trí bắt mắt thu hút khách hàng với quảng cáo hấp dẫn “Tết Việt-Gắn kết mọi nhà”, tặng quà Tết cho khách hàng VIP…. Riêng các mặt hàng giỏ quà Tết mang thông điệp “Đẹp ý quà Xuân-Tết Việt thắm tình” với các giỏ quà mang tên gọi ý nghĩa “Nghinh Xuân tấn lộc” hay “Tân niên phú quý” rồi “Phúc lộc thọ toàn” được trưng bày bắt mắt và thuận tiện nhất thu hút sự lựa chọn của người mua với nhu cầu biếu tặng quà trong những ngày Xuân.

Tránh khả năng giá cả có thể tăng cao trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán, nhiều người dân Gia Lai đã rục rịch đi sắm Tết. Những ngày qua, nhiều người dân đã đến Trung tâm Thương mại TP. Pleiku để sắm Tết. Tại các quầy hàng bán bánh kẹo, thu hút nhu cầu của khách hàng nhất là các mặt hàng bán theo cân với đủ loại từ kẹo bắp, kẹo gừng, bánh quy… giá dao động khoảng 70.000-150.000 đồng/kg. Các mặt hàng mít, khoai môn, khoai lang sấy, các loại hạt khô giá cả nhỉnh hơn năm ngoái một ít. Thị trường Tết năm nay có 5 sản phẩm mứt dẻo là mứt xoài, cóc, dứa, vỏ bưởi, mít, hạt dưa có giá cao hơn năm ngoái 120.000 đồng/kg.
 

Các loại bánh đóng hộp sẵn với mẫu mã hấp dẫn, bắt mắt cũng rất được ưa chuộng, những thông điệp là lời chúc phúc đầy thành ý, tri ân sâu sắc gửi gắm trong từng hương vị ngọt ngào của những viên socola rất được khách hàng ưa thích. Các tiểu thương bán hết đến đâu nhập hàng đến đó để hạn chế đọng vốn, không lo thiếu hàngchỉ sợ sức mua yếu vì tới thời điểm này người dân vẫn chưa có nhu cầu sắm Tết nhiều, sức mua còn khá chậm.

Tuy nhiên, vấn đề kích cầu còn phải chờ đợi vào lương, thưởng thì người dân mới mua sắm mà theo đánh giá chung thì thưởng Tết năm nay sẽ không cao, thị trường chỉ kỳ vọng sức mua năm nay bằng với năm ngoái chứ dự đoán sẽ không có tăng.

Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.