Phức tạp trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công tác đấu tranh phòng-chống buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ là cuộc chiến gay go bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp của đối tượng vi phạm. Từ đầu năm đến nay, qua gần 2.680 lượt kiểm tra đã phát hiện tới trên 1.570 vụ vi phạm. Ngày càng nhiều vụ vi phạm với quy mô lớn, trong khi lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng, địa bàn quản lý thì quá rộng.

Vi phạm ngày càng tinh vi

So với năm trước, tình hình buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm trong kinh doanh… đều giảm về số lượng vụ vi phạm. Tuy nhiên tổng số tiền phạt lại tăng do quy mô vi phạm. Điển hình như vụ kiểm tra cơ sở kinh doanh Thành Đạt (18 Lê Lợi, phường Hội Thương, TP. Pleiku) do bà Hồ Thị Phước làm chủ cách đây chưa lâu, lực lượng Quản lý Thị trường phát hiện hành vi bán hàng hóa (phụ tùng xe máy, tem) giả mạo nhãn hiệu. Với hành vi này, cơ sở kinh doanh Thành Đạt đã bị phạt 90 triệu đồng, bị tịch thu tang vật vi phạm (trị giá gần 54 triệu đồng), đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa phụ tùng xe máy, tem trong 6 tháng.
 

Kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp xăng dầu.
Kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp xăng dầu.

Riêng vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ như hành vi trên, cùng với cơ sở Thành Đạt, từ đầu năm đến nay, Chi cục Quản lý Thị trường còn phát hiện và xử lý 6 vụ vi phạm khác với tổng số tiền phạt trên 220 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ phát hiện và xử lý giảm 13 vụ nhưng tổng số tiền phạt vi phạm hành chính lại tăng trên 128 triệu đồng. Đáng chú ý là trong 7 vụ vi phạm, có tới 5 vụ vi phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của máy cưa xích và thanh lam STIHL, thu giữ 12 thanh lam và 12 máy cưa xích STIHL, đồng thời phạt hành chính trên 130 triệu đồng. Đối tượng buôn bán hàng giả chủ yếu là các cửa hàng, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.

Nhìn chung tình hình gian lận thương mại từ đầu năm đến nay giảm nhiều về số vụ cũng như giá trị vi phạm (so với năm 2012) với 846 vụ (giảm gần 110 vụ), số tiền phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế gần 2,24 tỷ đồng (giảm trên 643 triệu đồng). Tuy nhiên, hành vi gian lận về đo lường, đặc biệt là với mặt hàng xăng dầu có xu hướng tinh vi và nghiêm trọng hơn. Điển hình như vụ đại lý bán lẻ xăng dầu, DNTN Thương mại Trung Đức (số 216 đường Trường Sơn, phường Yên Thế, TP. Pleiku), thông qua việc đóng, ngắt nguồn điện để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn đến 6,5% và cơ sở này đã bị phạt 25 triệu đồng và truy thu đến gần 220,6 triệu đồng, tịch thu cột đo nhiên liệu, giấy chứng nhận kiểm định, tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 6 tháng. Hay vụ đại lý bán lẻ xăng dầu Ánh Lài (khu phố 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá 5,5% giới hạn cho phép và bị phát hiện cũng đã phải chịu mức phạt 25 triệu đồng và truy thu trên 278 triệu đồng…

Nhiều khó khăn trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Quản lý Thị trường đã bám sát sự chỉ đạo của trên, tiến hành kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực nổi cộm gây bức xúc trong xã hội như gian lận xăng dầu, phân bón, kinh doanh hàng giả.

Tuy vậy, khó khăn gặp phải trong công tác phòng-chống buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, việc sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm trong kinh doanh… rất phức tạp. Trong khi đó lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng, địa bàn quản lý quá rộng. Đội Quản lý Thị trường phải phụ trách nhiều huyện làm cho sự gắn kết với cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ. Hiện tỉnh đã cho chủ trương thành lập các đội Quản lý Thị trường ở tất cả các huyện còn lại nhưng vẫn đang khó khăn về kinh phí.

Bên cạnh đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1-7-2013 nhưng đến nay, nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại vẫn chưa ban hành, gây khó khăn trong công tác xử lý vi phạm. Ngoài ra theo Nghị định 124, tiền phạt hành chính được sử dụng để hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính nhưng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách nhà nước, không được trích lại làm kinh phí hỗ trợ hoạt động cho lực lượng Quản lý Thị trường. Điều này đã gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.