Kbang: Cây Mắc ca-hướng đi mới cho nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2011, cây Mắc ca (tên khoa học là Macadamia) được đưa vào trồng thử nghiệm tại vùng đất Kbang (Gia Lai). Sau hơn 3 năm sinh trưởng, những cây Mắc ca đầu tiên đã thích nghi trên mảnh đất này và bắt đầu cho người nông dân những tín hiệu vui.

Mắc ca có xuất xứ từ Australia, là loài cây thân gỗ xanh, cao từ 15 đến 18 mét; lá mọc vòng mỗi cụm 3 lá, rễ chùm, chịu được hạn. Hạt Mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong chế biến thực phẩm. Năm 2011, Kbang  bắt đầu đưa Mắc ca vào trồng thử nghiệm với hy vọng loại cây mới này sẽ là cây công nghiệp nhiều tiềm năng của địa phương.

Ngay từ những ngày bắt đầu dự án, huyện đã giao chỉ tiêu cho 6 Công ty Lâm nghiệp gồm: Ka Nak, Đak Krong, Hà Nừng, Sơ Pai, Krông Pa và Lơ Ku, mỗi đơn vị trồng 1 ha cây Mắc ca. Đến năm 2012, diện tích thí điểm cây Mắc ca lên tới 14 ha, trong đó các hộ dân tại các xã Sơn Lang, Sơ Pai, Đak Krong, Krong… cũng đã tham gia dự án khá đông đảo.
 

Cây Mắc ca được trồng xen canh với những cây cà phê già cỗi. Ảnh: Trần Dung
Cây Mắc ca được trồng xen canh với những cây cà phê già cỗi. Ảnh: Trần Dung

Ông Nguyễn Hữu Chiêu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kbang cho biết: Loại cây này phát triển tốt, khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh và thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Sau khi được nhà nước hỗ trợ giống, chúng tôi đã trực tiếp cùng người dân chuẩn bị đất, đào hố, bỏ phân để trồng Mắc ca. Cán bộ phòng Nông nghiệp đã phối hợp cùng các lâm trường hỗ trợ kỹ thuật cho người dân, kiểm tra và theo sát các quy trình chăm sóc loại cây này”.

Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc ca cho người dân thì đội ngũ cán bộ phòng Nông nghiệp huyện còn phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền. Bởi vậy, cây Mắc ca đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình đã triển khai trồng cây Mắc ca trên diện rộng với quy mô 20 ha. Nhiều hộ gia đình ngoài việc trồng xen kẽ cây Mắc ca vào những khu vực cà phê già cỗi thì nay cũng bước đầu mở rộng thêm diện tích Mắc ca trên đất trống hay đất mới khai hoang.

Gia đình ông Hoàng Văn Lan (Tổ dân phố 18-Thị trấn Kbang) là một trong những hộ dân đi đầu trong việc trồng thí điểm cây Mắc ca trên đất Kbang. Qua tìm hiểu và nghiên cứu về loại cây trồng mới này, đầu năm 2011, ông Lan đã quyết định tham gia dự án trồng Mắc ca thí điểm với diện tích 2,5 ha. Đến tháng 7-2012, ông Lan đã tiếp tục trồng thêm 2 ha. Đối với những nơi cà phê kém năng suất, ông đã trồng xen canh cây Mắc ca vào để sau này có thể thay thế.

Sau gần 3 năm, hiện vườn cây Mắc ca của gia đình ông Lan phát triển khá tốt, chiều cao cây trung bình từ 1,8 đến 2 mét và đường kính tán trung bình từ 80 cm đến 1 mét. Theo gia đình ông Lan thì: “Loại cây này rất dễ sống, chịu được nắng hạn. Tỷ lệ cây sống và trưởng thành sau khi trồng là 95%. Sau một thời gian theo dõi thì chúng tôi thấy loại cây này bắt đầu thích ứng với điều kiện nơi đây. Kỹ thuật chăm sóc cây khá đơn giản, mỗi năm chỉ bón lót 2 lần phân và tưới nước cho nó vào mùa khô. Dự tính, trong năm 2013 này, gia đình tôi sẽ mở rộng thêm 2 ha Mắc ca nữa”.
 

Sau hai năm, vườn cây Mắc ca của gia đình ông Lan đang sinh trưởng tốt. Ảnh: Trần Dung
Sau hai năm, vườn cây Mắc ca của gia đình ông Lan đang sinh trưởng tốt. Ảnh: Trần Dung

Không chỉ gia đình ông Lan mà rất nhiều hộ nông dân khác cũng đã lựa chọn Mắc ca làm cây trồng mới trong sản xuất. Người dân đã trồng loại cây này xen canh với các loại cây trồng ngắn ngày khác, như sắn, bắp… kỹ thuật trồng là cây cách cây 6 mét, hàng cách hàng 6 mét. Ông Chiêu (Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện) cho biết thêm: “Mắc ca là cây trồng có triển vọng cao nên nhận được sự ủng hộ của người dân. Huyện sẽ tiếp tục trồng mới 12 ha Mắc ca vào tháng 8-2013. Hy vọng mô hình này sẽ thay đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
 

Mắc ca được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Australia, Hawaii, Trung Quốc, Thái lan. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì thị trường Mắc ca trên thế giới hiện chỉ đáp ứng khoảng một phần tư nhu cầu. Mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam vào năm 1993. Sau gần 20 năm trồng khảo nghiệm tại các tỉnh ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bước đầu cho kết quả rất khả quan.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.