Gia Lai miền nhớ: Cà phê... thời chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng 8-1979, tốt nghiệp đại học, tôi khăn gói quả mướp về nhà, nhận công tác tại Ty Lâm nghiệp Gia Lai-Kon Tum, được phân công làm việc tại một huyện phía Bắc tỉnh. Năm ấy, nơi này buồn lắm. Thị trấn lên dốc, xuống dốc là hết... Trong mớ hành trang mang theo, còn đủ chỗ cho niềm đam mê ca hát và thói quen cà phê sáng từ thời sinh viên.

Khi trình diện nhận việc, nghe 2 câu phán vừa vui vừa giận. Ông Giám đốc thì bảo: “Cậu này được đào tạo từ chế độ cũ, chắc chuyên môn ổn đây”. Còn nữ đồng chí phụ trách công tác Đoàn thẳng thắn: “Xong đại học mà chưa là đoàn viên, chắc chẳng ra gì”. Cái “không ra gì” nhất của tôi lúc ấy là hay hát nhạc “vàng” và ghiền cà phê nặng. Khoản thứ nhất đã hơn một lần được mời lên Công an huyện nhận góp ý, khoản thứ 2 thì cứ gồng mình mỗi sáng nhắm mắt làm một ly đen ở cửa hàng quốc doanh cho qua cơn.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xin nhắc lại chuyện cà phê quốc doanh thời bao cấp. Trong thực đơn của nhà hàng ăn uống thuộc hệ thống thương nghiệp nhà nước lúc ấy thì cà phê là món khá thoải mái đặt hàng, chẳng cần phải mua kèm thêm món, nhưng phải chấp nhận cái cách phục vụ “gọi không dạ, bảo không vâng” của các cô phục vụ và cái chất lỏng đen đen được gọi là cà phê (thật khiên cưỡng!). Đã trót là tín đồ, thôi đành bấm bụng mỗi sáng xin các chị một ly với đủ vị đắng dù ngai ngái, khen khét.

Một lần, chơi khuya về ngủ lang ở nhà ông bạn, đến 5 giờ sáng tôi phải giật mình tỉnh giấc vì mùi hương đâu đó ngào ngạt-một thứ hương cà phê đích thực hảo hạng. Lần thứ 2 tá túc qua đêm, vẫn mùi thơm đó lúc rạng sáng. Tôi không thể không hỏi ông bạn về nơi xuất phát.  

Đó là một bà người dân tộc Mường, quê tận Tây Bắc, di cư vào Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước. Sáng nào bà cũng dậy thật sớm, tự phục vụ cho mình một ly cà phê tự chế ngay tại chái bếp sau nhà. Tôi lần mò làm quen vì tò mò và nói thật cũng muốn thử vài ngụm món cà phê thơm lừng của bà. Bà tên Giót, họ Ngà, người nhỏ nhắn, khắc khổ, mộc mạc. Bà kể rằng sau khi yêu hết mực và quyết định gắn cuộc đời với ông chồng làm lính, phận gái tòng phu, bà lang bạt theo chồng khắp nơi. Sáng sáng lo cho chồng bát phở, ly cà phê, đôi khi chồng không dùng hết, nghĩ phí của giời nên bà… nhắm mắt uống hết trước khi dọn rửa. Thế là nghiện nó lúc nào không hay. Khi đã nghiện thì lại rất đẳng cấp: Phải là cà phê đen ít đường. Có khoảnh vườn rộng, bà trồng vài chục cây cà phê mít, thế là tự cung, tự cấp, tự pha, tự uống. Một lần, tôi dậy từ sớm thế là chứng kiến toàn bộ quy trình chế biến của bà. Một lon sữa bò cà phê hạt hái trong vườn đã phơi, làm sạch bỏ vào rang trong cái nồi gang trên lửa củi riu riu, đảo liên tục đều tay. Thỉnh thoảng, bà nhón một hạt cắn vỡ hai, xăm soi. Bà giải thích hạt cà phê rang phải chín tới nhưng ruột vẫn còn xốp mới cho vị đắng đặc trưng, không thì vẫn đắng mà đắng ngắt... Giờ thì chuẩn bị một cốc nhỏ rượu trắng, một thìa mỡ gà vàng óng, một mảnh chăn cũ giặt sạch. Khi cà phê rang vừa tới thì tưới rượu, mỡ gà, xóc thật đều, trút nhanh vào tấm chăn, gói chặt, đặt lại vào nồi rang còn nóng, đậy nắp. Cứ thế mà ủ vài tiếng đồng hồ.

Chuyện bà Giót nhớ cà phê mà liều chết trước hòn tên mũi đạn mới ly kỳ, xứng đáng được cộng đồng tín đồ cà phê tạc tượng. Năm 1972, quân đội Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giải phóng vùng Bắc Kon Tum. Đak Tô, Tân Cảnh thành nơi oanh kích tự do của quân đội ngụy. Dân ở đó phải sơ tán vào sâu trong rừng. Bà kể lúc ấy khó khăn, cơ cực lắm, muối cũng không có mà ăn. Một lon sữa bò muối hạt đổi được cả chỉ vàng thì lấy đâu ra cà phê mà uống. Thế là bà Giót quên mình, hàng tuần hoặc mười ngày vượt rừng cả ngày đường về nhà cũ mót cà phê chín. Nguy hiểm lắm! Máy bay L19 vè vè trên trời, nếu bị phát hiện ra thì mạng treo sợi chỉ vì pháo bầy ập lên đầu ngay tức khắc. Mấy chục cây cà phê trong vườn như quên cả khái niệm thời gian, thời vụ, cứ lần lượt cung ứng đều đặn khoảng một, hai lạng hạt chín tới cho bà hàng tuần, nửa tháng... Giải quyết chuyện thêm một chút đường cũng thật lạ, rất sáng tạo. Thân cây bắp còn tươi, chọn phần non cho vào nồi hầm kỹ, lọc bã rồi tiếp tục nấu cô lại thành một chất sền sệt, trắng ngà, ngọt thanh không thua đường mía hay đường củ cải.

Cho đến giờ, bà vẫn là tín đồ cà phê cuồng nhất mà tôi từng gặp. Từ khi biết nhau, ly cà phê bà Giót là một phần mỗi ngày của tôi. Một năm sau, cô con gái thứ ba xinh đẹp của bà trở thành người chăm sóc, pha cà phê cho tôi sáng tối, ngày hai lượt. Vẫn là chất lượng bà Giót, giờ lại thêm hương vị tình yêu ngọt ngào, rất tuyệt.

Nguyễn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.