Có thêm gần 138.000 tên miền quốc gia '.vn' năm 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), tính từ 1-1 tới ngày 15-12-2017, Việt Nam đã có thêm 137.909 tên miền, nâng tổng số tên miền không dấu ".vn" đang duy trì trên hệ thống là 428.940 tên miền.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Như vậy, số lượng tên miền đã tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái (tính tới 15-12-2016 là 385.474 tên miền).

Đại diện VNNIC cho hay, kết quả tăng trưởng tên miền “.vn” giúp nâng cao giá trị cho tên miền quốc gia cũng như nhận thức của cộng đồng về ý thức tuân thủ quy định pháp luật, hiệu quả quản lý nhà nước không chỉ về tài nguyên Internet mà cả lĩnh vực quản lý báo chí, trang thông tin điện tử....

Trong khi đó, về tên miền tiếng Việt, năm 2017 đã phát triển mới 6.960 tên miền. Tổng số lượng tên miền tiếng Việt hiện đang duy trì trên hệ thống (đến hết ngày 15-12) là 182.490.

Cũng trong năm 2017, VNNIC đã thực hiện chuẩn hóa toàn bộ quy trình tác nghiệp liên quan đến tên miền tiếng Việt đã đồng bộ với tên miền không dấu, bảo đảm đồng nhất trong quản lý tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

Trong năm 2018, VNNIC sẽ thường xuyên rà soát, bảo đảm nguồn thông tin, dữ liệu chính xác của chủ thể đăng ký sử dụng tài nguyên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ hậu kiểm việc sử dụng các tên miền nhạy cảm, bảo vệ hoạt động thông tin của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước.

Tổ chức này cũng sẽ tăng cường tham gia, tổ chức các sự kiện nhằm truyền thông lợi ích của việc đăng ký, sử dụng tên miền ".vn" để nâng cao nhận thức của cộng đồng; giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác quản lý tên miền “.vn” của từng nhà đăng ký trên toàn hệ thống.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.