Anti vắc-xin đe dọa toàn cầu, nguy hiểm như HIV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Anti vắc-xin, HIV, ô nhiễm, đề kháng kháng sinh, Ebola… nằm trong top 10 "mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu" mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiêm vắc-xin giúp loài người ngăn ngừa đến 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Sẽ có thêm 1,5 triệu ca tử vong khác được ngăn ngừa nếu tình trạng vi phạm khuyến cáo tiêm chủng toàn cầu được cải thiện. Đó là sự do dự trước vắc-xin, hay theo cách gọi thông dụng là phong trào anti vắc-xin.
  Nếu sự vi phạm quy định tiêm chủng được cải thiện, thế giới có thể giảm bớt 1,5 triệu ca tử vong - ảnh: WHO
Nếu sự vi phạm quy định tiêm chủng được cải thiện, thế giới có thể giảm bớt 1,5 triệu ca tử vong - ảnh: WHO
"Sự do dự đối với vắc-xin – miễn cưỡng hoặc từ chối dù có sẵn vắc-xin – đe dọa đảo ngược tiến trình giải quyết các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin." – WHO nhận định. 
Theo các điều tra của tổ chức này, có 3 lý do chính khiến người ta không tiêm chủng: Sự tự mãn, sự bất tiện khi tiếp cận vắc-xin và sự thiếu tự tin. WHO kêu gọi nhân viên y tế, đặc biệt là những chuyên gia có ảnh hưởng trong cộng đồng, tham gia việc cố vấn, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người dân về vắc-xin.
Mối đe dọa mới này được báo chí Âu Mỹ đồng loạt nhấn mạnh khi thông tin. WHO cũng nhìn nhận anti vắc-xin đã góp phần khiến dịch sởi quay lại, giết chết và để lại di chứng cho vô số người trên toàn thế giới, nhất là trẻ em. 
Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy trẻ em chưa được tiêm chủng đến 35 tháng tuổi ở Mỹ đã tăng gấp bốn lần từ năm 2001 đến 2015.
Để đối phó vấn đề này, trong vài năm trở lại đây, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Pháp, Ý, một số tiểu bang của Mỹ đã áp dụng chính sách tiêm vắc-xin bắt buộc với các biện pháp chế tài cứng rắn hướng đến các phụ huynh anti vắc-xin.
10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu năm 2019, theo WHO:
1. Ô nhiễm môi trường
2. Bệnh không lây (béo phì, tiểu đường, ung thư, bệnh tim…)
3. Một đại dịch cúm toàn cầu có thể xảy ra
4. Môi trường dễ tổn thương (nơi sống có khủng hoảng kéo dài, han hán, nạn đói, chiến tranh…)
5. Đề kháng kháng sinh
6. Ebola và các bệnh có khả năng lây nhiễm cao khác
7. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu kém
8. "Do dự vắc-xin" (miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin dù có sẵn)
9. Sốt xuất huyết
10. HIV
A. Thư (WHO, Live Science, Daily Mail, nld)

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.