Nghiên cứu về mắt cá mở ra cách chữa sỏi thận, bệnh gút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu sự phức tạp trong cấu trúc của mắt cá có thể giúp mở ra cách chữa trị bệnh sỏi thận và bệnh gút. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Weizmann Israel công bố mới đây. 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo các nhà khoa học, mống mắt cá cấu tạo từ acid uric, loại chất có liên quan mật thiết đến bệnh gút do rối loại acid uric và sỏi thận. Do đó, việc tìm hiểu cơ chế kiểm soát sự phát triển của những tinh thể trong mắt cá có thể giúp chữa trị các căn bệnh này. 
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Israel sử dụng hệ thống chụp X-quang siêu nhỏ chụp một bức ảnh toàn diện của mắt cá bơn sọc. Sau đó, các chuyên gia đã sử dụng kính hiển vi điện tử quét để phân tích sự phức tạp của mống mắt cá và phát hiện 3 lớp của bộ phận này. 
Theo đó, cả 3 lớp này đều có thể phản chiếu những ánh sáng không mong muốn với một chức năng riêng biệt.
Cụ thể, lớp thủy tinh thể ngoài cùng chủ yếu phản chiếu ánh sáng ở bước sóng xanh dương và xanh lục trong nước, thích hợp để phục vụ việc ngụy trang. 
Lớp thứ 2 có thể phân tán ánh sáng và lớp thứ 3 có chức năng như một "màn hình đen" hấp thụ các tia vượt qua được hai lớp trước. 
Sỏi thận acid uric là 1 trong 4 loại sỏi thận, chiếm khoảng 10% trong tổng số. Sỏi acid uric chủ yếu xuất hiện ở những người có nồng độ acid uric trong máu tăng cao, mắc bệnh gút, di truyền, béo phì, bệnh tiểu đường kháng insulin.
Điều đáng ngại là sỏi acid uric mặc dù không cứng nhưng lại khó phát hiện hơn sỏi canxi.
(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.
3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).