Xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Chư Pưh đang triển khai thực hiện dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ nghệ sạch và tiến tới xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ Chư Pưh.
Mô hình trồng nghệ tại xã Ia Phang. Ảnh: Lê Nam
Mô hình trồng nghệ tại xã Ia Phang. Ảnh: Lê Nam
Ông Nguyễn Văn Khanh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho biết: Để thực hiện chương trình OCOP, huyện đang liên kết với Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai triển khai “Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ nghệ sạch trên địa bàn huyện Chư Pưh” và tiến tới xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ Chư Pưh. Dự án được thực hiện tại địa bàn xã Ia Phang, quy mô 15 ha với sự tham gia của 30-50 hộ dân. Tổng kinh phí thực hiện dự án là hơn 2,8 tỷ đồng, trong đó, ngân sách huyện hơn 319 triệu đồng, người dân đối ứng hơn 450 triệu đồng, còn lại của Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 4-2019 đến tháng 4-2020. Để triển khai hiệu quả chương trình OCOP với sản phẩm tinh bột nghệ, huyện sẽ hỗ trợ xây dựng phương án kinh doanh, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ in ấn bao bì, nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm thông qua các hoạt động quảng bá, thương mại điện tử, hội chợ, triển lãm cũng như công tác tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực.
Ông Võ Thành Tuân-Giám đốc Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai-cho biết: Dự án giúp người dân tiếp cận với phương pháp trồng hữu cơ và hướng đến chế biến tinh bột nghệ đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, sản phẩm của bà con sản xuất ra được Công ty bao tiêu ổn định với giá tối thiểu 5.000 đồng/kg, còn thực tế tăng cao thì mua theo giá thị trường. “Theo tính toán của chúng tôi, 1 ha nghệ cho thu hoạch bình quân 20 tấn củ tươi. Với giá bán hiện nay khoảng 5.000 đồng/kg thì người dân có thể thu được 100 triệu đồng. Như vậy, sau khi trừ chi phí đầu tư 15-20 triệu đồng/ha thì người dân có thu nhập 80-85 triệu đồng/ha”-ông Tuân dự ước.
Cũng theo ông Tuân, Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai đang tiến hành lựa chọn hộ tham gia dự án. Trong đó, Công ty ưu tiên những hộ có diện tích đất tối thiểu 0,3 ha, là vùng chủ động được nước tưới vào mùa khô, thuận tiện trong vận chuyển, có thể áp dụng cơ giới hóa và có khả năng đối ứng được nguồn vốn theo tỷ lệ trong quá trình thực hiện. Người dân tham gia dự án được hỗ trợ 70% phân bón, được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Tinh bột nghệ được chế biến đảm bảo từ khâu nguyên liệu sản xuất theo hướng hữu cơ, sạch bệnh đến khâu rửa, xay vắt, lắng lọc, nghiền và làm viên đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Văn Khanh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh: Trong giai đoạn 2019-2020, huyện phấn đấu hoàn thiện 5 sản phẩm OCOP gồm: tinh bột nghệ, rượu ngâm đinh lăng, tinh dầu sả, bí xanh-bí đỏ, cam sành; đồng thời phấn đấu có 1-2 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh. Hiện đã có 2 xã đăng ký là: Ia Phang với sản phẩm tinh bột nghệ và xã Ia Rong với sản phẩm rượu ngâm đinh lăng, tinh dầu sả.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.
Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.