Xanh thêm nơi biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sắc xanh bình yên và những vùng cư dân trù phú đang được nhen lên nơi biên giới với nhiều thanh niên tình nguyện ở Binh đoàn 15. Nơi ấy, người lính đã chung tay làm nên bao công trình, giúp dân no ấm.

Những cơn mưa trải dài dọc biên giới mùa này khiến cây cối, rừng cây được tưới tắm xanh tốt. Các ngả đường chằng chịt tỏa đến các thôn làng không còn là nỗi kinh hoàng bùn đất lầy lội. Mới chỉ vài năm thôi, cơ sở hạ tầng nơi đây đã đổi khác giúp cho người dân có thêm điều kiện sinh kế. Đổi thay ấy, không thể thiếu sự đóng góp, nỗ lực của Binh đoàn 15 đang đóng chân dọc dải biên giới.

Sau nhiều năm mưu sinh đủ nghề ở TP.HCM, Siu Hới (23 tuổi) lại quay về quê vợ ở xã Ia Piơr, H.Chư Prông (Gia Lai). Hới kể: "Mình học không đến đâu nên vào TP chỉ kiếm được việc vừa thôi, thu nhập ít. Cuộc sống ở đó đắt đỏ, nhận lương tháng nào là hết tháng đó. Khi quay về Gia Lai chỉ còn vài triệu đồng. Sau khi lấy vợ, mình từ xã Ia H'la, H.Chư Pưh (Gia Lai) lên quê vợ kiếm việc, nuôi con".

Siu Hới (ngồi giữa) đang kể về niềm vui được ở trong khu nhà tập thể của Trung đoàn 710 mới xây cho công nhân
Siu Hới (ngồi giữa) đang kể về niềm vui được ở trong khu nhà tập thể của Trung đoàn 710 mới xây cho công nhân

Hai vợ chồng Siu Hới đã được Trung đoàn 710, Binh đoàn 15 tuyển dụng vào làm công nhân từ 3 năm nay. Họ nhận khoán chăm sóc, cạo mủ 8 ha cao su đang kỳ kinh doanh. Vườn cao su đã cho họ thu nhập ổn định với mức lương bình quân của hai vợ chồng từ 15 - 16 triệu đồng/tháng. Đối với vùng đất còn nhiều khó khăn này, đó là số tiền không nhỏ.

Hay gia đình vợ chồng anh Siu Vanh (29 tuổi) và vợ là chị Siu Đan (21 tuổi) ở làng Phung, xã Ia Piơr cũng được nhận vào làm công nhân cạo mủ với thu nhập ổn định. Ngoài chăm sóc, cạo mủ cao su, vợ chồng họ còn trồng trọt, chăn nuôi thêm để phát triển kinh tế hộ gia đình. Cuộc sống ấm no đã đến với họ từ sự chăm lo trên đồng đất quê nhà và tiền lương, thưởng hằng năm.

Nhiều thanh niên tình nguyện khác theo chương trình của Bộ Quốc phòng đã đến Binh đoàn 15 công tác và gắn bó với vùng đất dọc biên giới - nơi các công ty của Binh đoàn đóng chân. Hầu hết họ đều học xong chương trình đại học như Trần Thúc Đỉnh (33 tuổi) là nhân viên kỹ thuật đã công tác ở Trung đoàn 710 trong 7 năm qua; Lưu Minh Vương (23 tuổi) làm ở bộ phận lao động tiền lương… Họ là những thanh niên có năng lực, sau quá trình công tác theo chương trình trên đã được nhận ở lại.

Thượng tá Nguyễn Quang Tú, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 710, cho biết Trung đoàn 710 đứng chân trên địa bàn 4 xã: Ia Mơr, Ia Lâu, Ia Ga, Ia Piơr (H.Chư Prông) với hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. "Thực hiện phương châm "Binh đoàn gắn với tỉnh, huyện; công ty gắn với huyện, xã; đội sản xuất gắn với thôn, làng; hộ gia đình người Kinh gắn kết với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi đã xây nhà cho công nhân ở để tạo thuận lợi, yên tâm cho họ công tác. Ở đây có nhà trẻ, nhà nội trú cho học sinh bậc tiểu học và THCS. Cô giáo, y tá được cử đến để theo dõi việc học tập, chăm sóc các cháu", thượng tá Nguyễn Quang Tú cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.

Em Trần Thị Thảo luôn nỗ lực trong học tập. Ảnh: N.T

Nữ sinh khuyết tật mơ ước trở thành luật sư

(GLO)- Mất đi một chân do tai nạn giao thông nhưng nữ sinh Trần Thị Thảo (SN 2005, lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên kỳ tích cho hành trình học tập của mình bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư trong tương lai.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

(GLO)- Ngày 18-1, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku phối hợp với Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Trường Đại học Việt Đức tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” và chương trình “Xuân yêu thương-Tết đong đầy” tại làng Têng 2 (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Lô Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Thiên Ngân với hai hành trình khác nhau, nhưng cùng chung một điểm chạm đó là đang sống trọn vẹn với đam mê. Ngọc Thúy - nghệ sĩ xiếc người Nùng, đã hy sinh tuổi trẻ, vượt qua chấn thương để theo đuổi những màn biểu diễn ngoạn mục.

Nguyễn Trọng Hoàng và gia đình trong ngày tốt nghiệp đại học (ảnh nhân vật cung cấp).

Nguyễn Trọng Hoàng: Chàng trai phố núi đa tài

(GLO)- Với thành tích học tập đáng nể, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), chàng trai phố núi Nguyễn Trọng Hoàng nhận được học bổng chương trình thạc sĩ của Memorial University of Newfoundland (Canada). Hoàng còn là tay vợt cừ khôi của làng banh nỉ.