Vì những cánh rừng bình yên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Chị Lan Anh luôn cố gắng hoàn thành tốt những công việc được giao

Chị Lan Anh luôn cố gắng hoàn thành tốt những công việc được giao

Là cựu sinh viên ưu tú chuyên ngành kỹ thuật môi trường của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh rời quê Quảng Bình “bén duyên” với ngành lâm nghiệp tại núi rừng Lâm Đồng.

Vào một ngày trưa hè nắng gắt, chúng tôi cùng chị Lan Anh thay cho mình đôi dép rọ hoặc đôi ủng bảo hộ, cùng chị rảo chân trên khắp nẻo đường rừng để vừa kiểm tra, vừa nhắc nhở, đôn thúc các hộ được giao khoán bảo vệ rừng. Đây là công việc chính mỗi ngày của chị. “Chỉ có thông qua việc đi tuần thường xuyên hàng ngày, các nhân viên quản lý, bảo vệ rừng chúng tôi mới có thể kịp thời phát hiện được những trường hợp, sự vụ có thể xảy ra, như phá rừng, lấn rồi chiếm... Từ đó, hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng”, chị Lan Anh nói.

Đã hơn 2 năm gắn bó với công việc làm nhân viên quản lý, bảo vệ rừng tại Đội bảo vệ rừng số 2, Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Lâm Hà, chị Lan Anh chưa bao giờ có ý định “dứt áo ra đi” dù tính chất công việc của chị được coi là nặng nề và nguy hiểm. Đội bảo vệ rừng số 2, nơi chị Lan Anh đang công tác chỉ có 4 thành viên nhưng được giao quản lý diện tích rừng tương đối lớn, gần 10.000 ha. Với diện tích lớn như vậy nên càng đòi hỏi rất cao về tinh thần trách nhiệm và tình yêu nghề thiết tha mới có thể bám nghề và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công việc bảo vệ rừng đối với một người phụ nữ “chân yếu tay mềm” như chị Lan Anh là một thách thức không hề nhỏ. Đặc biệt, khi bước vào cao điểm mùa khô, chị phải đi sâu vào trong rừng để tuần, kiểm tra, thống kê số liệu để bảo đảm không phát sinh đám cháy, vấn đề xảy ra. Chị Lan Anh tâm sự: “Là một người phụ nữ, được coi là “phái yếu” nên chắc chắn sẽ không thể đi rừng cường độ cao bằng những người đàn ông cao to, lực lưỡng được. Nhưng bởi vì đó là nhiệm vụ, là công việc mà bản thân theo đuổi nên tôi luôn cố gắng làm hết sức mình và hoàn thành chỉnh chu các phần việc được giao. Nhờ những ngày tháng được gắn bó với công việc đã đem đến cho tôi những điều tuyệt vời mà chỉ có được khi hoà mình vào với thiên nhiên, với rừng xanh mới trải nghiệm được. Đó là những khoảnh khắc được thỏa sức đắm mình vào khung cảnh núi đồi hùng vĩ, hít thở không khí trong lành thanh mát, cùng chim ca tấu nên vũ khúc của riêng mình… Đây chính là món quà quý giá có tác động rất tích cực đến cơ thể, tinh thần, cảm xúc trong tôi sau một ngày dài làm việc”.

Chính vì tìm được niềm vui và sống hết mình trong công việc, chị Lan Anh quyết tâm gắn bó với nghề giữ rừng đến hiện tại và cả cho tương lai sau này. Chị tự hào chia sẻ: “Để người phụ nữ đi được đường rừng cần phải có sự "lì lợm" mới đi được. Bên cạnh đó, bản thân cũng phải có những kỹ năng như là tay lái phải vững để có thể chạy xe máy lên tận những quả đồi dốc cao vút, với những cung đường ngoằn ngoèo sỏi đá; một sức khỏe dẻo dai, luôn được đảm bảo ở trạng thái tốt nhất... Nhưng thời điểm khó khăn nhất đối với tôi, có lẽ là lúc bản thân mang bầu, nhà lại cách đơn vị 15 km, nhưng vì trách nhiệm của các thành viên trong đội là như nhau, tôi luôn phải trong tư thế sẵn sàng có mặt tại đơn vị để hoàn thành công việc…”.

Và có lẽ chính sự "lì lợm" đó, đã hình thành nên cô nhân viên quản lí, bảo vệ rừng bản lĩnh, can trường như bây giờ. Trở về với gia đình, chị Lan Anh là người vợ, người mẹ mẫu mực, luôn quan tâm chăm lo chồng, con. Chị luôn cân đối, sắp xếp khéo léo giữa công việc tại đơn vị và việc nhà. Cũng nhờ vậy, trong quá trình công tác, chị Lan Anh luôn tìm được sự ủng hộ, động viên của chồng.

Ngoài chị Lan Anh, 4 đội bảo vệ rừng thuộc Ban QLRPH Lâm Hà còn lại đều có một thành viên là nữ. Cũng giống như chị Lan Anh, đối với họ, giữ rừng từ lâu đã không chỉ là một nghề thuần tuý, kiếm sống thông thường mà đó là niềm tự hào với ngành nghề bản thân theo đuổi và lựa chọn. Bởi vậy, chỉ khi có lòng yêu nghề thì tự khắc nghề sẽ đem lại cho ta những niềm vui và cả niềm vinh dự khi được cống hiến hết sức mình với công việc, với nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.
Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.