Tuổi trẻ Mang Yang sáng tạo trong gây quỹ Đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhiều chi Đoàn ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tận dụng quỹ đất trống của làng để trồng mì, bời lời và nhận làm công cho người dân để gây quỹ Đoàn. Nhờ cách làm sáng tạo này mà quỹ sinh hoạt của các chi Đoàn luôn dồi dào, là động lực để hoạt động phong trào thêm sôi nổi.
Dẫn chúng tôi đi thăm rẫy mì hơn 2 ha, anh Kưnh-Bí thư Chi Đoàn làng Chưp (xã Lơ Pang) cho biết: Hầu hết đoàn viên, thanh niên làng Chưp đều làm nông, số khác lại không có việc làm. Vì vậy, trước đây, mỗi khi vận động đoàn viên, thanh niên đóng quỹ thường gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng hoạt động Đoàn không cao, công tác tập hợp thanh niên càng khó. “Có tháng vì không có quỹ nên nhiều hoạt động không thể tổ chức được”-anh Kưnh bộc bạch.
Năm 2013, nhận thấy nhiều quỹ đất trống của làng Chưp bỏ hoang, Chi Đoàn đề xuất Ban Nhân dân thôn cho mượn để canh tác, gây quỹ. Sau khi được chấp thuận, 38 đoàn viên, thanh niên trong làng đã cùng nhau góp ngày công để trồng 4.500 cây bời lời.
Năm 2015, từ nguồn thu này, Chi Đoàn mua phân bón, thuê máy cày để tận dụng nguồn đất trống của làng trồng thêm hơn 2 ha mì. Đợt thu hoạch mì đầu tiên, Chi Đoàn thu về 37 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, Chi Đoàn trích mua áo Đoàn, mua quần áo thể thao, san ủi sân vận động phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Nhờ cách làm này mà mỗi năm Chi Đoàn thu về khoảng 30-37 triệu đồng.
Đoàn viên, thanh niên chi Đoàn làng Chưp (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) thu hoạch mì. Ảnh: R' Ô Hok
Đoàn viên, thanh niên Chi Đoàn làng Chưp (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) thu hoạch mì. Ảnh: R' Ô Hok
Ngoài ra, từ khi triển khai mô hình gây quỹ, Chi Đoàn cũng đã cho 20 hộ đoàn viên nghèo vay 2-5 triệu đồng/hộ với lãi suất thấp để tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống. Anh Hnhơk cho biết: “Nhờ có quỹ Chi Đoàn cho vay 4 triệu đồng để mua phân bón, xăng dầu bơm nước tưới cà phê mà vườn cây của gia đình mình phát triển tốt, cho thu nhập ổn định”.
Còn ông Lui thì bộc bạch: “Tôi thấy quỹ Chi Đoàn của các cháu thanh niên trong làng giúp đỡ nhiều người lắm. Năm 2017, gia đình tôi gặp khó khăn cũng được quỹ của các cháu đoàn viên, thanh niên cho vay 4 triệu đồng để tháo gỡ lúc ngặt nghèo”. 
Bên cạnh đó, nhờ nguồn quỹ này mà Chi Đoàn thường xuyên tặng quà cho các em học sinh nghèo, người tàn tật, thương-bệnh binh, gia đình chính sách. “Hàng năm, Chi Đoàn còn tổ chức cho đoàn viên, thanh niên trong làng đi tham quan du lịch ở Quy Nhơn nữa. Hiện tại, nguồn quỹ còn 25 triệu đồng. Sắp tới, Chi Đoàn sẽ trích ra để mua bộ chiêng cho thanh niên trong làng luyện tập”-anh Kưnh cho biết thêm.
Anh Pênh-Phó Bí thư Đoàn xã Lơ Pang-thông tin: Từ khi triển khai mô hình gây quỹ đến nay, đoàn viên, thanh niên làng Chưp rất đoàn kết, hăng hái trong mọi công việc. 
Việc thành lập quỹ xuất phát từ nhu cầu thực tế của đoàn viên, thanh niên. Mặc dù nguồn quỹ không lớn nhưng đáp ứng được các hoạt động phong trào, sinh hoạt thường xuyên của Chi Đoàn. Ngoài ra, mô hình này cũng đã giúp nhiều thanh niên, hộ gia đình có nguồn vốn vay để trồng trọt, chăn nuôi.
Mô hình gây quỹ trồng mì của chi đoàn làng Ktung (xã Hra).Ảnh-R'Ô Hok (2)
Mô hình trồng mì gây quỹ của Chi Đoàn làng Kdung (xã Hà Ra). Ảnh: R'Ô Hok 
Tại Chi Đoàn làng Kdung (xã Hà Ra), mô hình thanh niên gây quỹ bằng hình thức thuê đất trồng mì cũng diễn ra sôi nổi. Theo chị Nguyễn Thị Bích Thúy-Bí thư Đoàn xã Hà Ra: Mô hình gây quỹ của Chi Đoàn làng Kdung được triển khai từ nhiều năm nay. Năm 2014, Đoàn xã phối hợp với Chi Đoàn làng Kdung thuê 1,5 ha đất để trồng mì. Ngoài nguồn thu từ mô hình trồng mì, đoàn viên, thanh niên làng Kdung còn chủ động liên hệ với chủ hộ cần nhân công để làm thuê hoặc đi hái đót trên núi về bán, số tiền thu được sẽ bổ sung vào nguồn quỹ của Chi Đoàn.
“Nhờ cách này, hàng năm, Chi Đoàn có kinh phí để tặng quà cho những hộ đoàn viên khó khăn, đoàn viên nhập, xuất ngũ; đồng thời, mua khung rạp để cho dân làng thuê tổ chức đám cưới, tiệc liên hoan, mua áo Đoàn, sách vở... phục vụ các hoạt động của đoàn viên, thanh niên”-anh Nếu-Bí thư Chi Đoàn làng Kdung-chia sẻ.
Tương tự, tại xã Đak Djrăng, mô hình gây quỹ chi Đoàn được triển khai từ năm 2016 tại 4 làng: Hrak, Đê Gơl, Brếp và Đê Rơn. Hàng năm, vào mùa thu hoạch cà phê, đoàn viên, thanh niên tranh thủ thời gian rảnh rỗi để đi làm công cho các hộ cần thuê nhân công, số tiền thu được sẽ được bổ sung vào quỹ Đoàn. Nhờ đó, sau mỗi vụ thu hoạch cà phê, các chi Đoàn có kinh phí để hoạt động. 
Trao đổi với P.V, anh Vũ Danh Mạnh-Bí thư Huyện Đoàn Mang Yang-cho biết: “Toàn huyện có 80 chi Đoàn thôn, làng, tổ dân phố. Trong đó có hơn 50% chi Đoàn có mô hình gây quỹ thanh niên. Hoạt động gây quỹ không chỉ hiệu quả ở mặt kinh tế mà còn giúp gắn kết đoàn viên, thanh niên tại địa phương. Huyện Đoàn sẽ tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình này trong thời gian tới”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.