Tréo ngoe cảnh nhiều 'sao' nữ thể thao Iran bị chồng dùng luật cấm xuất cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Khi bị chồng lợi dụng luật địa phương về việc cấm vợ xuất cảnh, nữ VĐV kiêm HLV Samira Zargari của đội trượt tuyết Iran buộc phải ở nhà sử dụng điện thoại và huấn luyện từ xa.

Nhiều nữ VĐV của Iran vẫn bị
Nhiều nữ VĐV của Iran vẫn bị "mắc kẹt" về luật bị chồng cấm xuất cảnh- CHỤP MÀN HÌNH



Theo hãng tin AP, Zargari đã gọi 3 lần cho 4 VĐV của Iran hôm 18.2 trong khi họ thi đấu trượt tuyết dành cho nữ thuộc giải vô địch thế giới ở Cortina (Ý) - trước khi cuộc, giữa và sau khi cuộc thi kết thúc. Zargari (37 tuổi) nói rằng chồng cô hiện đang có mối quan hệ với bạn thân của cô và đã yêu cầu cô ly hôn. “Tôi nói không và anh ấy đã chặn tôi ra nước ngoài thi đấu”, Zargari nói và kể thêm rằng chồng cô “luôn cười coi thường công việc của tôi và nhóm của tôi”.

 

Zargari buộc phải ở nhà, không thể ra nước ngoài thi đấu khi bị chồng cấm xuất cảnh - CHỤP MÀN HÌNH
Zargari buộc phải ở nhà, không thể ra nước ngoài thi đấu khi bị chồng cấm xuất cảnh - CHỤP MÀN HÌNH



Zargari cho biết cô và chồng đã bên nhau 5 năm. Cô cho biết chồng cô sinh ra ở Mỹ, có quốc tịch của quốc gia này và Iran. Theo luật Iran, người chồng có thể ngăn cản vợ đi du lịch nước ngoài. Vì vậy, Zargari tuyên bố rằng cô muốn khởi động một chiến dịch để thay đổi luật.

Nhật báo Shargh của Iran ủng hộ cải cách của nước này và hãng thông tấn Isna cũng đã đưa tin câu chuyện của Zargari, nhưng không cung cấp chi tiết. Liên đoàn Trượt tuyết của Iran hiện cũng chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào. Theo báo giới địa phương, luật của Iran niêm yết rằng, một phụ nữ đã kết hôn không được cấp hộ chiếu hoặc đi ra nước ngoài nếu không được sự cho phép của chồng. Vì thế, hành động của người chồng khiến Zargari không thể đến Ý tranh tài và được thay bằng VĐV Marjan Kalhor.

“Tôi rất buồn và không thể tin được”, Zargari thất vọng và đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế (FIS). FIS cho biết trong một tuyên bố với AP rằng họ “thông cảm cho bất kỳ thành viên nào trong đội không thể tham dự giải vô địch thế giới của chúng tôi. FIS cũng không có tư cách tranh chấp luật pháp của bất kỳ quốc gia nào”.


 

 Nữ tuyển thủ bóng đá Iran, Niloufar Ardalan là 1 trong những VĐV nước này từng chịu cảnh bị chồng cấm xuất cảnh để thi đấu - CHỤP MÀN HÌNH
Nữ tuyển thủ bóng đá Iran, Niloufar Ardalan là 1 trong những VĐV nước này từng chịu cảnh bị chồng cấm xuất cảnh để thi đấu - CHỤP MÀN HÌNH


Forough Abbasi, một trong những VĐV trượt tuyết trong đội của Zargari, đã lên tiếng chia sẻ về hoàn cảnh HLV của mình: “Đây không phải là lần đầu tiên. Chúng tôi đã gặp vấn đề tương tự trước đây. Nhưng tôi ước chúng ta có thể thay đổi nó - tất cả phụ nữ ở Iran, cùng nhau, tôi mong muốn chúng ta kêu gọi để thay đổi nó. Chúng tôi đang cố gắng. Tôi chắc rằng những người phụ nữ mạnh mẽ có thể thay đổi luật này và cô ấy (Zargari) sẽ mạnh mẽ hơn trước. Chúng tôi thực sự tự hào về cô ấy”.

Zargari từng huấn luyện Iran tại Olympic mùa đông 2018 tại PyeongChang (Hàn Quốc) và Olympic trẻ năm ngoái ở Lausanne, Thụy Sĩ. Zargari không phải là VĐV đã kết hôn đầu tiên bị chồng ngăn cản rời Iran. Vào năm 2015, cầu thủ bóng đá Niloufar Ardalan đã bỏ lỡ giải Asian Cup sau khi bị chồng cô là Mehdi Tutunchi - một người dẫn chương trình thể thao trên truyền hình, tịch thu hộ chiếu. Tutunchi thực hiện quyền ngăn cản vợ mình rời khỏi Iran vì cho rằng giải đấu trùng với những ngày đầu tiên đến trường của con trai họ. Vài tháng sau, một tòa án đã lật lại lệnh cấm, cho phép Ardalan ra nước ngoài để thi đấu các sự kiện khác.


 

Iran đang dần cởi bỏ những luật gây khó đối với phụ nữ trong thể thao - AFP
Iran đang dần cởi bỏ những luật gây khó đối với phụ nữ trong thể thao - AFP


Các môn thể thao nữ phần lớn biến mất khỏi Iran sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của nước này. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng đang dần trở lại khá phổ biến, đặc biệt là bóng đá. Tuy nhiên, phong tục xã hội vẫn ảnh hưởng đến các cuộc cạnh tranh thể thao nữ, trong đó tuyển bóng đá nữ quốc gia phải thi đấu với mái tóc được che bởi khăn trùm truyền thống hoặc mũ trùm đầu.

Iran và Ả Rập Xê Út là 2 quốc gia Hồi giáo bắt buộc đội khăn trùm đầu đối với phụ nữ ở nơi công cộng. Abbasi - 1 trong 8 VĐV Iran (4 nữ và 4 nam) thi đấu tại giải vô địch trượt tuyết thế giới ở Cortina - cho biết cô được tự do lái xe, đi lại, tập luyện và chạy xe đua ở Iran.

Lệnh cấm du lịch của Zargari đã gây ra các cuộc phản đối dữ dội trên mạng xã hội, bao gồm cả nam giới. Nhiều người cảm thấy không chấp nhận rằng trong thế kỷ 21, một người đàn ông vẫn có thể cấm vợ mình xuất cảnh. Trong khi đó, Zargari thổ lộ rằng mặc dù luật Iran cho phép người chồng chặn hộ chiếu của vợ là một "vấn đề cần phải bỏ", nhưng cô ấy vẫn yêu đất nước mình.

Theo TÂY NGUYÊN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ấn tượng đội bóng dân tộc thiểu số huyện Krông Pa

Ấn tượng đội bóng dân tộc thiểu số huyện Krông Pa

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia giải bóng đá dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh nhưng đội bóng huyện Krông Pa đã tạo nên ấn tượng mạnh cho khán giả và giới chuyên môn. Ngôi vị Á quân tại Giải Vô địch Bóng đá 7 người các dân DTTS tỉnh Gia Lai năm 2024 là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của họ.

Lãnh đạo TP. Pleiku kiểm tra đường chạy Gia Lai City Trail 2024

Lãnh đạo TP. Pleiku kiểm tra đường chạy “Gia Lai City Trail 2024- Giấc mơ đại ngàn”

(GLO)- Chiều 12-11, ông Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Pleiku, Trưởng ban tổ chức giải chạy bộ “Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn” cùng các ngành chức năng của thành phố đi kiểm tra thực tế cung đường chạy, địa điểm tổ chức Ngày hội Văn hóa-du lịch TP. Pleiku năm 2024.