TQ cấm triệt để đường tiểu ngạch,giá trị XK rau quả VN liên tục giảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung Quốc vẫn là thị trường hấp dẫn của rau quả Việt Nam nhưng hiện đã cấm triệt hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Đây là nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước giảm gần 13% so với tháng 6 và giảm đến 28,7% so với cùng kì 2018.
Xuất khẩu rau quả tháng 7 ước giảm đến 28,7% so với cùng kì
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam từ ngày 1/7 đến ngày 15/7/2019 đạt hơn 122 triệu USD, giảm 14,7% so với cùng kì năm 2018. 
Từ số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Rau quả Việt Nam ước tính tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 244,2 triệu USD, ước giảm gần 13% so với tháng 6/2019 và giảm 28,7 % so với cùng kì 2018.
Tính chung từ đầu năm 2019 đến hết tháng 7, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,28 tỉ USD, giảm 1,85% so với cùng kì 2018.
Trao đổi với người viết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư kí Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lí giải sự sụt giảm này đến từ nguyên nhân kể từ đầu tháng 6/2019, Trung Quốc bắt đầu cấm triệt để xuất khẩu trái cây tiểu ngạch và triển khai nhập khẩu chính ngạch.
"Điều này làm một số trái cây lâu nay xuất khẩu tiểu ngạch bị chựng lại hoàn toàn như sầu riêng, cam, bưởi, khoai lang... 
Trái cây xuất khẩu chính ngạch thì vướng phần thủ tục khai báo mã vùng trồng, mã vạch, đăng kí đơn vị đóng gói... nói chung là qui trình truy xuất nguồn gốc chưa hoàn chỉnh nên xuất khẩu bị chậm", ông Nguyên cho hay.
Hiện tại, ngoài 8 loại trái cây được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, gồm xoài, thanh long, nhãn, chôm chôm, vải, chuối, mít và dưa hấu, thì măng cụt của Việt Nam cũng vừa chính thức được xuất chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. 
Tháng 6, xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 259,5 triệu USD, giảm 27,6% so với tháng 5 và giảm 19,6% so với cũng kì năm 2018.
Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 1,46 tỉ USD, giảm 1,7% so với cùng kì năm 2018. Tỉ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc giảm 4,3 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2018.
Trung Quốc vẫn luôn là thị trường hấp dẫn cho hàng rau quả của Việt Nam nhưng hiện nay thịt trường đã cấm triệt để xuất khẩu trái cây tiểu ngạch. Ảnh: Như Huỳnh. 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài Trung Quốc trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Úc đều tăng khá.
Tuy nhiên, tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Vì vậy, chỉ bù đắp một phần nhỏ mức giảm trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Thay đổi tư duy mới có đầu ra cho sản phẩm
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp phải chuyển đổi dần tư duy, hướng đến việc xuất khẩu hoàn toàn theo đường chính ngạch, đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc và bao bì nhãn mác… 
"Các doanh nghiệp và các nhà sản xuất trái cây Việt Nam càng ngày càng nhận thức rõ việc trồng cây trái phải theo hướng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn tối thiểu như VietGap... mới có thể xuất khẩu được cho thị trường Trung Quốc, thực hiện tốt thay đổi bao bì mẫu mã, cách thức trồng trọt, truy xuất nguồn gốc rõ ràng mới có đầu ra cho sản phẩm", ông Nguyễn Phúc Nguyên chia sẻ.
Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong xu hướng hội nhập sâu rộng như hiện tại, các qui định mà phía Trung Quốc đang thắt chặt, mặc dù khắt khe nhưng hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung ở các thị trường khó tính khác. 
Khả năng sản xuất và trồng trọt tại Việt Nam vẫn phát triển tốt và hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng được các qui định và yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu.
"HIện nay công việc này đang được đẩy mạnh bởi các nhà sản xuất, doanh nghiệp cùng các cơ quan của Bộ Nông Nghiệp và Bộ Công Thương. Cộng thêm các thị trường khác mở cửa hơn nữa mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam như xoài, măng cụt...
Tình hình từ nay đến cuối năm việc xuất khẩu trái cây thêm phần thuận lợi và phát triển, con số 4 tỉ USD từ xuất khẩu trái cây gần như trong tầm tay", Tổng thư kí Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo.
VietQ.vn (Theo Kinh tế & Tiêu dùng)

Có thể bạn quan tâm

Giá cacao giảm 25%

Giá cacao giảm 25%

(GLO)- Giá ca cao đã giảm 25% so với mức đỉnh điểm 11.722 USD/tấn tại New York (Mỹ) và 9.285 bảng Anh/ tấn tại London (Anh) hôm 19-4 do những lo ngại về nguồn cung xuất phát từ tình hình thời tiết xấu tại 2 quốc gia sản xuất cacao hàng đầu thế giới là Ghana và Côte d'Ivoire.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.