Loài linh cẩu đốm cũng biết "cười" như con người, nhưng đó là tiếng cười rất ghê rợn. Chúng cũng được coi là loài ăn thịt tham lam nhất hành tinh.
Linh cẩu đốm, còn được gọi là linh cẩu cười hay chồn cười, có tên khoa học Crocuta crocuta. Chúng là loài linh cẩu to lớn nhất và là loài bản địa của khu vực quanh Sahara.
Linh cẩu cười có chiều cao gần một mét, khối lượng trung bình 85 kg. Linh cẩu cái thường to hơn nhiều con đực.
Chúng có thể sống ở nhiều môi trường khí hậu khác nhau, từ vùng đất thấp khô cằn tới miền núi lạnh ở Đông Phi.
Thức ăn của linh cẩu đốm khá tạp nham. Chúng ăn cả xác thối lẫn xác tươi. Chính vì thế, chúng thường bị hiểu nhầm là loài ăn xác thối.
Là loài thú hoang dã, song chúng lại thích sống gần môi trường sống của con người. Các nhà khoa học cho rằng, tổ tiên của linh cẩu đốm là loài linh cẩu vằn. Chúng tách ra từ loài linh cẩu vằn trong thời Pliocen, khoảng 1,8 triệu năm trước.
Nhiều du khách lần đầu đến vùng đất quanh Sahara có cảm giác "dựng tóc gáy" khi tiếng cười chói tai và kỳ dị bỗng phát ra giữa đêm khuya thanh vắng. Người bản địa thì đã quá quen thuộc với tiếng kêu ma quái đó. Loài linh cẩu đốm phát ra tiếng kêu khi gọi bầy, săn mồi, và gọi bạn tình.
Mỗi con linh cẩu có một tiếng kêu khác nhau. Qua tiếng kêu như tiếng cười đó, người bản địa có thể biết được thông tin về độ tuổi, vị trí trong đàn của nó.
Linh cẩu cười là loài săn mồi hung bạo. Nết xét về sức mạnh, chúng chỉ đứng sau sư tử khi đơn độc chạm chán. Khi linh cẩu đi theo bầy, sư tử cũng phải "nể" chúng. Con mồi của linh cẩu rất đa dạng, từ các loài chim nhỏ, cho đến trâu rừng, bò tót, hươu, nai, thậm chí cả voi hay tê giác-những loài to hơn chúng vài chục lần.
Mặc dù có khả năng săn mồi điêu luyện, nhưng chúng lại thích thú với việc cướp con mồi từ các loài vật khác. Chính vì thế, chúng được coi là loài vật ăn thịt tham lam nhất hành tinh, khi vừa ăn tạp, ăn khỏe, lại có thói quen cướp mồi. Báo châu Phi là loài cực kỳ hung dữ, thợ săn tài ba, nhưng cũng thường xuyên bị loài này cướp mất con mồi.
Tuy loài vật này thích cướp bóc, nhưng chúng lại là biểu tượng cho sự đoàn kết. Nếu một con linh cẩu đốm đang đánh nhau với những con vật khác, chúng sẽ không quản tính mạng lao vào chiến đấu cứu đồng loại. Nếu con linh cẩu đốm cùng máu mủ, dù họ hàng xa, thì chúng sẽ càng chiến đấu quyết liệt hơn để bảo vệ nhau.
Không phải ngẫu nhiên con gà có mặt trong mỹ thuật Việt từ rất lâu đời. Những họa tiết trang trí gốm từ thời Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê đã có rất nhiều hình vẽ con gà rất sinh động.
Các nhà nghiên cứu Anh vận dụng Thuyết tương đối của Albert Einstein để giải thích một cách khoa học lý do ông già Noel mang quà chui qua ống khói vào đêm Giáng sinh mà không bị phát hiện.
Từ 1-2-2017, ngoài bị phạt tiền, các cá nhân có hành vi đi vệ sinh không đúng nơi quy định sẽ bị nêu tên công khai về vi phạm trên trang thông tin điện tử hoặc trên báo.
Đường Grossglockner High Alpine ở Áo được coi là một trong những con đường đẹp nhất châu Âu với núi non, hồ băng, thác nước và những đồng cỏ hoa rực rỡ.
Nhiếp ảnh gia người Nga - Andrey Gudkov gây chú ý trên mạng xã hội Instagram khi đăng tải chùm ảnh về biểu cảm của khỉ đột khi bị chụp hình ở vườn quốc gia cấm Bwind (Cộng hòa Uganda).
Rong ruổi về miền Tây Nam Bộ, ghé thăm Châu Đốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng thốt nốt, đồng lúa xanh ngắt và cuộc sống của người dân làng nổi cá bè.
Cặp mèo song sinh tên Iriss và Abyss ở Saint Petersburg, Nga, sở hữu đôi mắt hai màu tuyệt đẹp thu hút hàng chục nghìn lượt theo dõi trên mạng xã hội Instagram.
(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 2979/UBND-NC. Công văn nêu rõ, thời gian qua trên địa bàn một số Cảng Hàng không, sân bay trong nước đã xảy ra hiện tượng sử dụng đèn chiếu tia laser (laze) vào tàu bay khi đang hạ cánh, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hàng không. Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai, tháng 3-2016 tại Sân bay Pleiku đã xuất hiện trường hợp có tia laze chiếu vào buồng lái khi tàu bay của Hãng Hàng không Vietnam Airlines chuẩn bị hạ cánh, gây chói mắt phi công đang điều khiển…
Bé có thể làm trò này ngay từ khi còn trong bụng mẹ và một khi đã ra đến ngoài rồi, việc bé ngáp, dù là ngao ngán hay buồn ngủ, cũng đều chỉ làm mẹ thêm say đắm bé mà thôi.