Thủy lợi Ayun Hạ gặp hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 1 tuần nay, nước trong hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) đạt mực nước chết vì hạn hán kéo dài. Trong khi đó, đây là đã thời điểm bắt đầu sản xuất vụ mùa 2015, nhân dân trong vùng tưới lo lắng không đủ nước phục vụ gieo trồng.

Nước trong hồ chứa xuống mức thấp nhất
 
Công trình hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ được xây dựng từ năm 1990 có dung tích là 253 triệu m3 nước với mức nước đạt cao trình 204,00 mét. Theo thiết kế, công trình có tính chất của một hồ điều tiết nước, đảm bảo cung cấp nước tưới phục vụ cho 13.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Những năm qua, công trình góp phần không nhỏ trong việc điều tiết nước phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân trong vùng tưới, thúc đẩy việc phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương.
 

Kênh mương cạn kiệt nước. Ảnh: N.T
Kênh mương cạn kiệt nước. Ảnh: N.T

Hiện tại, nước trong hồ chứa Ayun Hạ xuống mực thấp nhất kể từ trước đến nay. Trong một tuần (từ ngày 1 đến ngày 6-6), mức trong hồ duy trì ở mực nước chết là từ 194,01 mét đến 194,04 mét. Ước tính còn 52 triệu m3 nước trong hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ. Nước trong hồ chứa cạn khoảng 8-10 mét so với dấu tích để lại. Đá và cát trồi lên mặt nước khiến cho việc di chuyển của ca nô và thuyền gặp nhiều khó khăn.

Ông Võ Đình Phúc-Giám đốc Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ (thuộc Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai) cho biết, đây là lần thứ hai kể từ khi xây dựng, mực nước tại công trình thủy lợi Ayun Hạ xuống đến mực nước chết. Nguyên nhân dẫn đến việc mực nước hồ Ayun Hạ xuống thấp là do thời điểm trước đơn vị phải xả lũ theo quy trình liên hồ đập nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du mùa mưa, nhưng không có nguồn nước đến để bổ sung.

Bên cạnh đó, so với mọi năm trước, thời tiết năm nay diễn biến phức tạp gây nắng nóng kéo dài trên diện rộng. Số lượng các cơn mưa và lưu lượng nước mưa giảm rõ rệt. Ngoài ra, do thảm thực vật và cây cối xung quanh hồ thủy lợi Ayun Hạ bị khai thác triệt để chỉ còn đồi trọc, khó khăn trong việc giữ nước.

Người dân chờ nước để sản xuất

Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của các địa phương khu vực Đông Nam tỉnh. Nơi đây đã hình thành những vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp rộng lớn như mía, lúa, mì, thuốc lá… trong đó, lúa là loại cây trồng có diện tích canh tác lớn nhất. Các huyện Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa có những cánh đồng chuyên trồng lúa. Mỗi năm, nông dân sản xuất 2 vụ lúa là vụ Đông Xuân và vụ mùa. Nguồn nước tưới được cung cấp đầy đủ từ công trình hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ.

Hàng năm cứ đến thời điểm tháng 5 đến tháng 6, nhân dân trong vùng tưới chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai sẽ có lịch mở nước tại công trình hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ phục vụ sản xuất. Thời điểm hiện tại, nhân dân trong vùng tưới với khoảng 7.000 ha đang mòn mỏi chờ đợi công trình thủy lợi Ayun Hạ mở nước để lấy nước sản xuất.

Ghi nhận của P.V, hệ thống kênh mương dẫn nước cũng đang trong tình trạng cạn kiệt nước. Những cánh đồng thuộc vùng tưới ven quốc lộ 25 còn trơ gốc rạ trên mặt ruộng nứt nẻ. Trên cánh đồng vắng bóng người, chỉ có những đàn trâu bò gặm cỏ. Hơi nóng bốc lên hừng hực. Cây cối héo quặt vì nắng. Dân làng Plei Ơi và Plei Ring (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) thay nhau vào khu vực rừng gần hồ thủy lợi Ayun Hạ chắt từng can nước chở về nhà phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Theo ông Võ Đình Phúc-Giám đốc Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ thì mới đây, lãnh đạo các huyện, thị xã trong vùng tưới đã tổ chức họp với Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai và dự kiến đến ngày 1-7-2015 sẽ mở nước. Tuy nhiên, lịch mở nước của công trình thủy lợi Ayun Hạ phải đảm bảo điều kiện là mực nước hồ chứa tích đạt cao trình 197,00 mét trở lên. Nếu thời tiết trên lưu vực công trình thủy lợi Ayun Hạ diễn biến thuận lợi và có mưa sớm trên diện rộng, hồ chứa đạt cao trình sớm hơn thì lịch mở nước có thể sớm. Trước mắt, vận động nhân dân dọn dẹp kênh mương nội đồng tránh gây thất thoát nước, đảm bảo dẫn nước đến khu tưới, không nên gieo sạ khi chưa có lịch mở nước.

Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.