Thị xã An Khê: Các nhà máy hoạt động cầm chừng vì thiếu nước sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủy điện An Khê-Ka Nak (Gia Lai) chặn dòng, mực nước trên sông Ba cũng bắt đầu cạn kiệt và ô nhiễm làm cho sản xuất và đời sống của người dân gặp không ít khó khăn. Các nhà máy trên địa bàn thị xã cũng khốn đốn, khi phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nước sản xuất…
Đã từ lâu, các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn thị xã An Khê đều sử dụng nguồn nước của sông Ba trong các công đoạn vận hành. Nhưng kể từ ngày dòng sông cạn kiệt, dù đã chạy đôn, chạy đáo khắc phục nhưng nhiều cơ sở vẫn không thể tìm ra nguồn nước. 
Nhiều dây chuyền của nhà máy ngưng hoạt động. Ảnh: Lê Anh
Nhiều dây chuyền của nhà máy ngưng hoạt động. Ảnh: Lê Anh
Công suất hoạt động 4.500 tấn mía cây/ngày, nhưng đã hơn 5 ngày nay, Nhà máy Đường An Khê rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười khi phải hoạt động cầm chừng dù đang trong giai đoạn cao điểm của vụ ép. Ông Nguyễn Đình Cương- Giám đốc Nhà máy cho biết: “ Để đảm bảo hoạt động hết công suất, mỗi ngày chúng tôi cần 5.400 m3 nước. Nhưng hiện nay, do nước sông Ba đã cạn nên nhà máy chỉ hoạt động được một nửa công suất. Ảnh hưởng nhiều đến tiến độ sản xuất và việc mua nguyên liệu cho nông dân…”.
Không bi đát như Nhà máy Đường An Khê nhưng công suất hoạt động 60 tấn mì tươi/ngày của nhà máy chế biến tinh bột mì An Khê cũng phải sử dụng đến 5.000 m3 nước. Để đảm bảo vận hành, hơn một tháng trở lại đây, nhà máy buộc phải “bấm bụng” tăng chi phí mua hóa chất để xử lý nguồn nước phục vụ sản xuất. Khoản chi này hơn 100 triệu đồng, trong một thời gian ngắn… Hoạt động cầm chừng như một phản ứng dây chuyền mà tất cả các nhà máy lớn như MDF, nhà máy đường, nhà máy chế biến tinh bột mì và các cơ sở sản xuất nhỏ của người dân đang đối mặt. Chỉ trong gần 1 tháng, các nhà máy đứng chân trên địa bàn thị xã An Khê đã thiệt hại gần 5 tỉ đồng vì không thể hoạt động đúng công suất và chi phí phát sinh xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn, dù biết rằng việc nước sông ô nhiễm có sự “góp sức” của chính các nhà máy trong việc xả thải.
Không chỉ gặp khó trong sản xuất, tình trạng thiếu nước và nước ô nhiễm khiến cho đời sống người dân thêm khó khăn. Thị xã có 2.450 hộ dân đang sử dụng nước máy, với nhu cầu từ 1.500 m3/ngày đến 1.800 m3/ngày, nhưng do thiếu nước, nên nhà máy chỉ đáp ứng được hơn 1.000 m3/ngày. Không những thế, nhà máy còn phải tăng thêm chi phí mua vôi, phèn… về khử lọc nước. Nếu trước đây gần 3 tháng nhà máy mới sục bể một lần thì hiện nay phải sục bể hàng ngày.
Bà Nguyễn Thị Sương- phường Tây Sơn-thị xã An Khê cho biết: “Nói thật, dù có nước máy nhưng gia đình cũng chỉ dùng vào những sinh hoạt đơn thuần thôi. Nước sông Ba ô nhiễm quá, không biết chất lượng nước nhà máy thế nào, nên để nấu ăn, gia đình tôi phải mua nước tinh khiết về dùng. Không biết bao giờ mới hết cảnh dân khổ vì thiếu nước đây…”.
Vừa qua, nhà máy thủy điện An Khê-Ka Nak xả đập với lưu lượng 20 m3/giây, để tăng nước cho sông Ba, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài ngay cả nhà máy thủy điện cũng thiếu nước thì việc xả đập cũng không là giải pháp tích cực. Tình trạng này kéo dài, e rằng vùng đất trù phú phía Đông tỉnh sẽ biến thành vùng đất khát.     
Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm