Thế giới trải qua tháng thứ 10 liên tiếp xác lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (CS3) của Liên minh châu Âu (EU) hôm 9/4 cho biết, thế giới vừa trải qua tháng 3 ấm nhất từng được ghi nhận. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp xác lập kỷ lục mới về nhiệt độ.
Người dân châu Á khổ sở tìm nước sử dụng mùa khô hạn. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Người dân châu Á khổ sở tìm nước sử dụng mùa khô hạn. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Ngoài ra, chuỗi 12 tháng kết thúc vào tháng 3/2024 cũng được đánh giá là giai đoạn nóng nhất từng được ghi nhận. Cụ thể, từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,58 độ C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900). Trao đổi với Reuters, Phó Giám đốc C3S Samatha Burgess cho biết xu hướng dài hạn của những kỷ lục nói trên cho thấy khí hậu hành tinh đang thay đổi nhanh chóng.

Trong tháng 3 cũng như các tháng đầu năm 2024, nhiều sự kiện đã góp phần dẫn đến kỷ lục nhiệt độ. Hạn hán do biến đổi khí hậu ở vùng rừng nhiệt đới Amazon gây ra số vụ cháy rừng kỷ lục tại khu vực Amazon của Venezuela từ tháng 1 đến tháng 3.

Hạn hán khắc nghiệt ở Nam Phi tàn phá mùa màng, khiến hàng triệu người đối mặt với nạn đói. Các nhà khoa học biển cũng cảnh báo hồi tháng trước về một sự kiện tẩy trắng san hô hàng loạt có thể đang diễn ra ở Nam bán cầu do nước ấm lên.

C3S cho rằng phát thải khí nhà kính do con người gây ra vẫn là nguyên nhân chính của tình trạng nắng nóng đặc biệt, trong khi kiểu thời tiết El Nino góp phần làm tình hình thêm tồi tệ. Dù El Nino đã giảm bớt trong tháng 3 nhưng nhiệt độ mặt nước biển trung bình trên thế giới vẫn cao kỷ lục.

Tại khu vực châu Á vào năm ngoái, nắng nóng cực độ là một mối nguy hiểm bất ngờ. Nhiều nơi trong khu vực đã trải qua thời kỳ nhiệt độ khắc nghiệt kéo dài. Trong đó, Trung Quốc hứng chịu kỷ lục nắng nóng mới với nhiệt độ tăng vọt lên 52,2 độ C vào tháng 7.

Đáng chú ý, đợt nắng nóng kéo dài nhiều tuần đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở Nam và Đông Nam Á trong tháng 4 và tháng 5. Tình trạng hạn hán ảnh hưởng đặc biệt đến Trung Quốc và Ấn Độ, làm thiệt hại thêm hàng tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo, cảnh báo thời tiết trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Dự báo, cảnh báo thời tiết trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Gia Lai cung cấp đến các sở, ngành, đơn vị, địa phương các bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên và Viện Quy hoạch thủy lợi dự báo, cảnh báo thời tiết, nguồn nước trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh.

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nước Anh đang trải qua những ngày đầu tháng 5 nóng nhất trong lịch sử khi nhiệt độ liên tục tăng vọt, làm gia tăng các cảnh báo về cháy rừng và những nguy cơ tiềm ẩn khi bơi lội ở vùng nước tự nhiên. Nam Á cũng đang trong tình trạng tương tự.

Tây Nguyên, Nam Bộ đón mưa lớn

Tây Nguyên, Nam Bộ đón mưa lớn

Từ chiều tối nay đến ngày 2/5, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Tại miền Bắc, mưa lớn giảm từ trưa nay, ít khả năng xuất hiện lại trong 2-3 ngày tới.

Thời tiết các thành phố lớn dịp 30/4

Thời tiết các thành phố lớn dịp 30/4

Hà Nội có thể đón mưa trong hai ngày đầu kỳ nghỉ lễ sau đó trời hửng nắng nhẹ. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang đón thời tiết thuận lợi trong thời gian nghỉ lễ. Đà Lạt và TPHCM có thể đón mưa dông cục bộ vào chiều tối.