(GLO)- Chiều ngày 9-8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024. Tỉnh Gia Lai có 2 nữ doanh nhân trẻ được vinh danh tại chương trình.
Cụ thể, trong số 86 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc, Gia Lai có sự góp mặt của 2 doanh nhân trẻ đó là chị Phan Thị Huyền Trang (SN 1999, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường Sinh) và chị Phan Nguyễn Hoài Thương (SN 1993, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hoài Thương Gia Lai). Cả 2 doanh nhân trẻ này ngoài sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nộp thuế đầy đủ còn là lãnh đạo của những doanh nghiệp làm tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chị Phan Thị Huyền Trang (bên trái) và chị Phan Nguyễn Hoài Thương được vinh danh tại lễ trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2024. Ảnh: H.T
Được biết, năm 2024, Chương trình bình chọn và trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc đã có hơn 140 hồ sơ từ 43 tỉnh, thành phố trên cả nước được đề cử. Qua 3 vòng bình chọn khoa học, chặt chẽ, Hội đồng bình chọn chung tuyển đã bình chọn ra 86 ứng viên tiêu biểu để trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc.
Doanh nghiệp của 86 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 đã tạo ra doanh thu năm 2023 đạt hơn 2.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 102 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 51 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 7.000 lao động; qua đó đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội.
(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Khác với đánh giày truyền thống, nghề đánh giày công nghệ tìm khách qua ứng dụng, do đó người thợ không phải đi từng ngõ ngách mà chỉ cần đến những nơi vừa "nổ đơn".
Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
(GLO)- Sẵn nguồn nông sản dồi dào, chị Trịnh Thị Hồng Thắm (tổ 6, phường An Phú, thị xã An Khê) đã tạo ra các loại bột ngũ cốc, tinh bột nghệ, trà đậu. Trong quá trình chế biến, chị chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
(GLO)- Với bàn tay khéo léo, anh Y Byôn (23 tuổi, buôn Chư Plah Jai, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã biến những chiếc vỏ ốc rừng thành món đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo được nhiều người yêu thích.
Vừa thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Catherine Nguyễn Đặng cựu học sinh một trường THPT ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã nhanh chóng lao vào công việc bán xôi.
(GLO)- Anh Ksor Phiếu-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Blo Dung (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) luôn hết lòng vì cộng đồng và giúp đỡ dân làng phát triển kinh tế.
(GLO)- Ở tuổi 17, em Rơ Châm Siu Đình Lâm (SN 2007, trú làng C, xã Gào, TP. Pleiku) đã thành thạo đan lát các dụng cụ truyền thống của dân tộc mình, góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thống của cha ông.
(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.
Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.
(GLO)- Để hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp và phát triển kinh tế, Huyện Đoàn Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội nhằm tạo điều kiện cho ĐVTN tiếp cận vốn vay ưu đãi một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm xuất khẩu lâu năm bắt tay với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp start-up để đưa hàng Việt ra thế giới nhanh và nhiều hơn.
(GLO)- Trong 2 ngày 20 và 21-6, tại TP. Pleiku, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Nova Scotia (Canada) phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức hội thảo trao đổi kiến thức, hỗ trợ kỹ năng bổ trợ khởi nghiệp và giao lưu văn hóa ẩm thực.