Giả mạo resort lừa tiền du khách: Cẩn trọng với giá phòng 'rẻ đến bất ngờ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tình trạng lấy hình ảnh của resort sau đó lập trang Fanpage Facebook giả mạo chính resort đó, rồi lừa khách chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt đang rất phổ biến. Khách du lịch cần cẩn trọng với giá phòng 'rẻ đến bất ngờ'.

Như Thanh Niên đã phản ánh, mới đây, hàng chục du khách dính "bẫy" giả mạo khi đặt phòng tại The Clay resort Mũi Né (số 10 Nguyễn Đình Chiểu, P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận).

Những nghi can lừa đảo lập Fanpage Facebook giả mạo, lấy toàn bộ hình ảnh thật của resort, nhưng lại dùng số điện thoại và tài khoản ngân hàng giả mạo để lừa khách chuyển tiền rồi chiếm đoạt. Chỉ đến khi khách ra tận resort thì mới biết bị dính "quả lừa".

Theo thống kê của ông Lê Văn Lợi, Giám đốc điều hành The Clay resort Mũi Né, trong dịp tết vừa qua đã có trên 80 người bị trang giả mạo khu nghỉ này lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Hiện Công an tỉnh Bình Thuận đang thụ lý, điều tra vụ việc.

Lỗ hổng chính sách cho mở tài khoản của ngân hàng ?

Anh Đỗ Quốc Phong (ngụ P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), một kỹ sư công nghệ chuyên về IT, bị dính "bẫy" (chuyển khoản 12 triệu đồng) trong vụ bị lừa đặt phòng ở The Clay resort Mũi Né, cho biết trên trang giả mạo có ghi số tài khoản ngân hàng M., lại hiển thị tên "The Clay resort Mũi Né". Điều này làm cho du khách mua phòng chủ quan, tin tưởng là thật nên đã chuyển tiền cho những nghi can lừa đảo. Sau này, khi sự vụ vỡ lở mới biết là tài khoản của những nghi can lừa đảo được mở qua mạng. "Không biết liệu có phải ngân hàng không kiểm tra người mở tài khoản là ai nên mới xảy ra tình cảnh này?", anh Phong đặt câu hỏi.

Trang giả mạo dùng hình ảnh của các resort để lừa đảo khách ham phòng rẻ

Trang giả mạo dùng hình ảnh của các resort để lừa đảo khách ham phòng rẻ

Ông Trần Văn Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận, cũng là chủ đầu tư Little Mũi Né resort, cho rằng: "Dù vô tình thì ngân hàng cho mở tài khoản dễ dãi như vậy chính là lỗ hổng để tội phạm trên không gian mạng lợi dụng để khai thác".

Theo ông Bình, hiện tượng lừa đảo như ở Mũi Né vừa nêu trên cần có sự kiểm soát chặt hơn.

"Muốn mở tài khoản của một công ty kinh doanh du lịch tại ngân hàng thì ít nhất doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh, có mã số thuế, có người đại diện pháp luật, có số điện thoại thì mới cho mở", ông Bình nhận xét.

Trên thực tế, lỗ hổng nằm ở chỗ có thể kẻ gian đã lợi dụng việc nhiều ngân hàng cho phép "đổi tên hiển thị chủ tài khoản" như một cách thu hút khách hàng. Điều này lý giải vì sao một tài khoản cá nhân lại "hiển thị" tên như một tài khoản doanh nghiệp.

Khách du lịch cẩn thận với giá phòng "rẻ đến bất ngờ"

Cũng theo ông Trần Văn Bình, đáng chú ý những trang giả mạo thường treo giá phòng cho thuê rất rẻ, có khi chưa bằng 50% giá gốc, đây chính là điểm thu hút người mua phòng. Với tư cách là chuyên gia, ông Bình khuyên khách du lịch trước khi book phòng khách sạn, nhất là những điểm du lịch nổi tiếng phải cảnh giác giá phòng "rẻ đến bất ngờ".

"Thấy giá rẻ thì phải gọi xác minh, không vội chuyển tiền, họ yêu cầu chuyển hết tiền mua phòng thì càng nghi ngờ, cảnh giác", ông Bình nói thêm.

Khách du lịch cần thận trọng tránh bị sập bẫy những trang du lịch giả mạo

Khách du lịch cần thận trọng tránh bị sập bẫy những trang du lịch giả mạo

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận Nguyễn Văn Khoa cho rằng tình trạng lừa đảo nêu trên ít nhiều có tác động xấu đến thương hiệu du lịch Mũi Né nói riêng và ngành du lịch nói chung. Theo ông Khoa, hiện tượng lừa đảo nêu trên rất tinh vi, du khách không phải ai cũng biết và cảnh giác.

"Đầu tuần này, Hiệp hội du lịch Bình Thuận sẽ có cuộc họp. Chúng tôi sẽ đưa nội dung này vào sinh hoạt để cảnh báo hội viên và các điểm kinh doanh làm tốt hơn nữa việc bảo vệ thương hiệu của mình, tuyên truyền rộng rãi để du khách cảnh giác, không gặp phải tình trạng tương tự", ông Khoa cho biết.

Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Thuận Bùi Thế Nhân cho biết, ông đã nắm được các thông tin trên Báo Thanh Niên và tỏ ra bức xúc khi số lượng người bị lừa đảo khá nhiều.

"Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc kịp thời để ngăn chặn tình trạng lừa đảo du khách đặt khách sạn trên không gian mạng như vừa qua. Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng này; đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho du khách cảnh giác để không sa bẫy các trang giả mạo này trên mạng", ông Nhân chia sẻ với PV Thanh Niên.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong thực hiện bảo hiểm y tế

Tiếp tục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong thực hiện bảo hiểm y tế

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7-9-2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới diễn ra sáng 16-5. 

Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Theo vietnamnet.vn, tổng hợp từ phương án tổng thể của 53 tỉnh, thành có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025 có 49 ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp, gồm: 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 18 đơn vị khuyến khích và 22 đơn vị liền kề.

Tọa đàm về phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên

Tọa đàm về phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên

(GLO)-Nhân chuyến thực tế tại Gia Lai, chiều 13-5, tại Công ty 74, đoàn công tác Học viện Quốc phòng phối hợp với Binh đoàn 15 tổ chức tọa đàm về thực hiện nhiệm vụ quân đội tham gia phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên.