Đak Dwe ngày mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, đời sống của dân làng Đak Dwe (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) đã thay đổi từng ngày.

Làng Đak Dwe hiện có 34 hộ với hơn 160 khẩu; 100% là người Bahnar. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và các ngành, đoàn thể địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm; tạo điều kiện để bà con được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi cũng như các nguồn hỗ trợ về cây giống, con giống; đồng thời, cử cán bộ thường xuyên bám làng để hướng dẫn người dân thay đổi phương thức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Hồ Thị Minh Thư-Chủ tịch UBND xã Đak Ta Ley-cho biết: “Trước đây, đời sống của bà con làng Đak Dwe rất khó khăn, gần 100% hộ nghèo. Đến thời điểm này, người dân không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; đưa các loại cây-con giống phù hợp vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập”.

Thời gian qua, làng Đak Dwe được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, lắp đặt hệ thống điện, xây dựng trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, bà con còn được các cơ quan, ban ngành hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tập huấn, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi.

Đến nay, làng có 8 hộ trồng cà phê trên diện tích hơn 3 ha. Một số hộ dân trồng bạch đàn, keo và chăn nuôi bò, heo, gà để nâng cao thu nhập. Đặc biệt, bà con đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, trồng cây xanh, góp phần tạo cảnh quan thêm xanh-sạch-đẹp.

Các tuyến đường làng Đak Dwe được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.P

Các tuyến đường làng Đak Dwe được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.P

Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Sâm bộc bạch: “Những năm trước, đường làng chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, hầu hết các tuyến đường trong làng đã bê tông hóa, lưu thông thuận lợi hơn rất nhiều.

Năm 2017, tôi được Chi hội Nông dân tín chấp cho vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng để mua bò sinh sản về nuôi. Nhờ đó, gia đình có điều kiện phát triển kinh tế. Đàn bò của gia đình hiện có 7 con. Vừa rồi, tôi bán bớt 2 con bò để có tiền sửa lại căn nhà. Giờ đây, gia đình tôi không còn thiếu ăn như trước nữa”.

Còn chị Đenh thì cho hay: “Mới đây, gia đình tôi được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã trao tặng 2 con heo giống để tạo sinh kế. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để heo ngày càng phát triển, giúp gia đình từng bước vươn lên trong cuộc sống”.

Anh Mứt-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đak Dwe-cho biết: “Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước mà đời sống của bà con ổn định hơn trước rất nhiều. Bộ mặt nông thôn cũng từng bước khởi sắc. Hiện làng còn 25 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo.

Chi bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn bà con đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng làng nông thôn mới để cuộc sống ngày càng khởi sắc hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.