Emagazine

E-magazine Tiêu thụ sản phẩm OCOP qua con đường du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, UBND huyện Kbang đã công bố, trao quyết định chứng nhận 11 sản phẩm đạt OCOP 3 sao năm 2023 cho 8 chủ thể, trong đó có “Khăn quàng cổ Brưng” của chị Đinh Thị Hái (làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng). Chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng, người hỗ trợ, hướng dẫn chị Hái xây dựng thương hiệu cho sản phẩm truyền thống này-chia sẻ: “Để làm nên các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Bahnar, người phụ nữ phải bỏ ra rất nhiều thời gian để thực hiện các công đoạn từ trồng bông, thu hoạch, tách bông, kéo sợi, nhuộm màu, căng chỉ và dệt. Không chỉ chị Hái mà bà con Bahnar ở đây ý thức rất rõ việc lưu giữ các giá trị văn hóa để khai thác du lịch trong bối cảnh hiện nay. Nhưng họ chưa biết cách tái hiện câu chuyện để tăng sức hấp dẫn cho nghề truyền thống.

Tính đến tháng 11-2023, toàn tỉnh có 316 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao (49 sản phẩm đạt 4 sao và 267 sản phẩm đạt 3 sao). Sản phẩm OCOP đã được quảng bá rộng rãi tại các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch như: Ngày hội du lịch huyện Kbang, Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh…

Các loại dược liệu khai thác dưới tán rừng Kbang luôn có sức hút với du khách khi đến Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các loại dược liệu khai thác dưới tán rừng Kbang luôn có sức hút với du khách khi đến Gia Lai.

Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong năm 2023, hàng loạt sản phẩm OCOP tiêu biểu và nông-lâm sản đặc trưng của tỉnh được bộ phận xúc tiến giới thiệu, quảng bá tại nhiều diễn đàn liên kết, phát triển du lịch miền Trung-Tây Nguyên và các tỉnh, thành phía Bắc, tại các hội nghị xúc tiến du lịch trong và ngoài tỉnh. Trong đó, có những sản phẩm được các đối tác, du khách chú ý như: bò một nắng Mười Đức, sợi phở khô và tương đen (nguyên liệu của món phở khô Gia Lai), tiêu ngũ sắc, một số mặt hàng thời trang bằng thổ cẩm, chuông gió...

Sản phẩm OCOP được giới thiệu trong nhiều sự kiện xúc tiến du lịch của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Sản phẩm OCOP được giới thiệu trong nhiều sự kiện xúc tiến du lịch của tỉnh Gia Lai.

Ảnh: Bùi Hương Thảo

Theo ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục PTNT: “Những thành tựu nổi bật trong Chương trình OCOP tại Gia Lai những năm qua là cơ sở mở ra con đường mới cho du lịch nông nghiệp. Chương trình này đã và đang định vị các sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, giúp nhận diện bản sắc văn hóa đặc thù, tính địa phương. Nhiều sản phẩm đồng thời là những chỉ dẫn địa lý khi nâng tầm lợi thế địa phương như: gạo Phú Thiện, khoai lang Lệ Cần, tiêu đỏ hữu cơ Lệ Chí, bò một nắng Krông Pa, cà phê Đak Yang, thổ cẩm Glar...”.

Ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt-cho rằng: “Sản phẩm hàng hóa muốn vào thị trường du lịch điều quan trọng nhất là phải mang tính đặc sắc bên cạnh giá trị sử dụng. Nếu tính khác biệt, độc đáo của sản phẩm “chỉ ở đây mới có” thì giá trị sử dụng rộng rãi khiến không chỉ người mua dùng được mà còn làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Khi đó, số lượng sản phẩm bán ra mới nhiều, sức lan tỏa mới rộng rãi. Một khi tạo được thương hiệu cho sản phẩm thì sẽ mang đến lợi thế khác, như là gợi sự tò mò, dẫn dắt du khách về chính vùng đất đó để tìm hiểu. Và như vậy, sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp, nông thôn là 2 yếu tố phát triển song hành, có sự hỗ trợ, tương tác qua lại”.

“Trong quá trình đưa khách tham quan, khi hướng dẫn viên nói về cao mật nhân của rừng núi Kbang giúp quý ông khỏe hơn như thế nào, loại dược liệu này được người dân địa phương khai thác từ rừng và chế biến ra sao, du khách sẵn sàng mua ngay. Thực tế, nhiều du khách không chỉ mua sản phẩm 1 lần, sau đó, họ trở thành khách hàng thường xuyên. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm qua con đường du lịch cần gắn với lịch sử vấn đề, những câu chuyện, vùng nguyên liệu và phải thực sự đặc trưng cho vùng đất đó. Khách du lịch không chỉ là khách hàng mà họ còn là cầu nối để giới thiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm ra nhiều thị trường trong nước và quốc tế”-anh Trọng đúc kết.

Mới đây, tại diễn đàn bàn giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, anh Đinh A Ngưi-Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch A Ngưi (xã Kông Lơng Khơng) nhắc đến việc tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Anh cho rằng, gắn câu chuyện cho sản như thêm đôi cánh để sản phẩm có thể bay xa trong thị trường du lịch. “Tôi trực tiếp dẫn nhiều đoàn khách du lịch trải nghiệm các làng du lịch cộng đồng ở vùng Đông Trường Sơn. Các sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống của người dân địa phương nếu chỉ để trưng trên kệ sẽ rất ít khách tìm hiểu và mua hàng. Nhưng nếu tôi kể câu chuyện văn hóa, đời sống người Bahnar gắn với sản phẩm đó thì nhiều khách rất hứng thú và sẵn sàng để mua. Do đó, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch nông nghiệp chính là bán câu chuyện cho du khách”-anh A Ngưi nhấn mạnh.

Khi sản phẩm trở thành “sản vật” trong túi quà của khách du lịch, giá cả cũng là câu chuyện cần bàn. Thực tế, không phải giá rẻ mới có lợi thế cạnh tranh. Chị Thảo kể: “Có lần, chúng tôi mang các đặc sản của Kbang như sâm cau, sâm “khỏe”, mật nhân… giới thiệu tại sự kiện liên kết phát triển du lịch ở Phú Yên. Nhiều khách hàng rất thích, rất muốn mua nhưng họ lại ngần ngại khi đặt câu hỏi vì sao giá quá thấp so với những nơi khác. Rõ ràng, giá thấp chưa chắc đã là bí quyết thu hút khách hàng”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.