Emagazine

E-magazine Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 2: Hẻm nhỏ lên phố lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xác định công tác đầu tư hạ tầng đô thị là bước đột phá làm thay đổi diện mạo của TP. Pleiku, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội nên dù ở giai đoạn nào, Đảng bộ, chính quyền thành phố cũng đặc biệt quan tâm thực hiện. Năm 2011, Thành ủy Pleiku đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về “Đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020”. Năm 2021, Thành ủy Pleiku tiếp tục ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Trong đó, thành phố tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển đô thị Pleiku hợp lý, hài hòa, đồng bộ, có tính kết nối và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc của vùng Tây Nguyên, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị và phúc lợi xã hội theo hướng thông minh, hiện đại.

Theo đó, từ năm 2011 đến nay, TP. Pleiku đã vận động hàng ngàn hộ dân tự nguyện hiến hàng chục ngàn mét vuông đất, di dời nhà cửa, hàng rào, vật kiến trúc với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay, hầu hết các tuyến đường có tên và đường hẻm đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Cùng với đó, thành phố cũng dành nhiều nguồn lực để khắc phục tình trạng “nút thắt cổ chai” của một số tuyến đường trên địa bàn để làm cơ sở cho việc đầu tư mở rộng nâng cấp các tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Nhờ đó, những con hẻm nhỏ, hẻm cụt ngày nào là “điểm nghẽn”, cản trở sự phát triển thì nay đã được “khơi thông”.

Mỗi buổi chiều sau giờ làm việc, ông Trần Hưng (tổ 3, phường Hội Thương) lại đặt 2 chiếc ghế nhựa trước nhà để ngồi ngắm nhìn xe cộ qua lại cây cầu Quyết Tiến vừa được thông xe và hàn huyên tâm sự cùng hàng xóm.

Từ một hẻm nhỏ trên đường Ngô Thì Nhậm, đường Nguyễn Thế Lịch được hình thành có mốc chỉ giới rộng 11,5 m. Để có được kết quả này, hơn 160 hộ thuộc tổ 6 (phường Phù Đổng) đã tự nguyện tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc và hiến hơn 2.700 m2 đất. Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Tường cho biết: “Trước đây, đường rất nhỏ, người dân đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Qua công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ địa phương, các hộ đều đồng tình hiến đất để mở rộng đường. Riêng gia đình tôi đã tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc và hiến gần 30 m2 đất. Giờ đây, tuyến đường được mở rộng, người dân rất vui mừng”.

Tương tự, năm 2023, hàng chục hộ dân sinh sống tại hẻm 162/84 Trường Chinh đã tự nguyện tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc để mở rộng hẻm từ 3 m lên 5 m được bê tông kiên cố và có hệ thống mương thoát nước bài bản.

Thật khó để tưởng tượng rằng, khu đô thị sầm uất xung quanh hồ Diên Hồng (phường Ia Kring) xưa kia là một vùng đất hoang vu, thưa thớt vài mái nhà của người Jrai dựng bên con suối nhỏ Ia Kring phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để có đô thị mang dáng vóc khang trang, hiện đại xung quanh hồ Diên Hồng như hôm nay, trong 2 năm (1986-1987), thực hiện quyết định của UBND thị xã Pleiku, phường Diên Hồng đã huy động gần 9.000 ngày công lao động công ích để xây dựng.

Ông Phan Đình Trang-nguyên Chủ tịch UBND phường Diên Hồng-cho biết: Mục đích làm hồ là chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt theo chủ trương giãn dân cư và lập thành tích chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Chính vì vậy, tất cả công dân trong độ tuổi quy định đều hăng hái tham gia. Thời kỳ đó, dù khó khăn, thiếu thốn nhưng ai nấy đều hăng say làm việc, công trường lúc nào cũng rộn rã tiếng nói cười. Sau gần 2 năm huy động sức dân đào hồ, đắp đập đã hình thành hồ chứa nước Diên Hồng và tiến hành trồng cây xanh, tạo cảnh quan xung quanh hồ. Song song với đó, phường cũng quy hoạch, mở đường, thành lập 7 khu dân cư tại Đồi 42 (hiện thuộc đường Võ Trung Thành, Nguyễn Đường) để đưa hơn 400 hộ dân đến sinh sống theo chính sách giãn dân.

Cũng theo chính sách giãn dân, mở rộng sản xuất, tháng 10-1976, hàng chục ngàn hộ dân ở nội thị Pleiku đã di dân ra vùng ven để sản xuất nông nghiệp, thành lập khu dân cư mới. Theo đó, 183 hộ dân của phường Yên Đỗ đã ra điểm kinh tế mới 17-3 (nay thuộc phường Yên Thế) gầy dựng cuộc sống. Đây là những gia đình không có ruộng đất để sản xuất, tự nguyện đăng ký với chính quyền đi khai hoang, lập nghiệp ở vùng đất mới. Trải qua bao khó khăn, thăng trầm, nhưng với ý chí, nghị lực và sự cần cù lao động, vùng đất vốn là chiến địa ác liệt năm nào trở nên trù phú, trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Gia đình anh Lê Văn Thảo (tổ 5, phường Yên Thế) là một điển hình như thế. Anh Thảo chia sẻ: “Năm 1981, gia đình tôi đến đây lập nghiệp. Hồi đó, vườn nhà cũng rộng lắm, cà phê được giá nên gia đình chú trọng phát triển cây trồng này. Sau này, dân cư đông đúc, nhu cầu thưởng lãm, chơi hoa của người dân tăng cao, tôi đã chuyển sang nghề chăm sóc mai cảnh. Hiện nay, tôi có gần 500 chậu mai cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Tôi cũng rất vui vì đã đóng góp một chút công sức vào việc phát triển kinh tế của địa phương”.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyển, bây giờ, điểm kinh tế mới 17-3 đã được quy hoạch thành tổ 4, 5, 6 và 10. Từ 183 hộ dân ngày mới thành lập, giờ đã phát triển, thu hút gần 1.600 hộ dân đến đây lập nghiệp và có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình trở nên khá giả.

Điểm kinh tế 17-3 từ chỗ thưa thớt dân cư, nghèo khó, nay đã phát triển vượt bậc. Bộ mặt đô thị đi lên từng ngày, người dân ổn định làm ăn, kinh tế phát triển, số hộ giàu, hộ khá chiếm hơn 80%, đặc biệt không còn hộ nghèo. Ông Trần Đại Trí-Chủ tịch UBND phường Yên Thế-cho hay: Những năm qua, phường chú trọng vận động người dân hiến đất mở đường, đóng góp kinh phí cùng với Nhà nước làm đường hẻm, lắp điện chiếu sáng công cộng, xây dựng hội trường ở các tổ dân phố. Đặc biệt, năm 2019, thành phố đầu tư 16 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng đường Phạm Ngọc Thạch. Đến nay, 100% đường hẻm tại khu dân cư được nhựa hóa, bê tông hóa. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.