Emagazine

E-magazine Pleiku xứng đáng là “đầu tàu” du lịch



Theo ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku: Ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 16-8-2021), UBND thành phố ban hành Chương trình, kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường cụ thể hóa nội dung nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, trọng tâm, bám sát với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, nhận thức của các cấp, ngành, cán bộ, người dân về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội được nâng lên. Các nhiệm vụ phát triển du lịch được quan tâm triển khai như: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư, bảo tồn bản sắc văn hóa...

Đặc biệt, trong 3 năm qua, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức các cuộc thi viết ‘‘Du lịch phố núi Pleiku” (năm 2021), “Pleiku-Đất và người” (năm 2022), “Pleiku-Cao nguyên xanh vì sức khỏe” (năm 2023) nhằm phát hiện, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh; đồng thời, lắng nghe góp ý, tìm kiếm các giải pháp, xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển du lịch cho thành phố. Song song với triển khai các giải pháp kích cầu phát triển du lịch sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thành phố thường xuyên tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn nhằm quảng bá hình ảnh, con người Pleiku đến với du khách như: tham gia các hoạt động giao lưu, sinh hoạt cồng chiêng, múa xoang định kỳ; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ các sự kiện chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24/5/1932-24/5/2022); phối hợp tổ chức Ngày hội du lịch kết nối Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) với Pleiku năm 2022. Đặc biệt, Ngày hội quảng bá và kết nối du lịch các thành phố ở Tây Nguyên với TP. Tuy Hòa năm 2023 diễn ra từ ngày 14 đến 16-7 vừa qua đã mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị.



Cùng với đó, TP. Pleiku đã chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch như: xây dựng 2 làng du lịch cộng đồng Plei Ốp (phường Hoa Lư) và Ia Nueng (xã Biển Hồ); phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh xây dựng các tour du lịch cộng đồng (homestay) đưa du khách trải nghiệm cuộc sống văn hóa, phong tục của người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đồng thời, thành phố cũng quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp triển khai các dự án dịch vụ nghỉ dưỡng, cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe như thẩm mỹ viện, spa, các công trình thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội phù hợp với định hướng phát triển du lịch bền vững theo hướng thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”; kêu gọi đầu tư phát triển mô hình kinh doanh dịch vụ văn hóa ẩm thực, chợ đêm, phố mua sắm sản phẩm địa phương.



Với các hoạt động phong phú, hấp dẫn, sức hút của đô thị loại I trực thuộc tỉnh ngày càng lớn, lượng du khách trong nước và quốc tế đến Pleiku ngày càng nhiều và tăng mạnh qua các năm, nhất là sau đại dịch Covid-19. Cụ thể, năm 2021, Pleiku đón khoảng 248.000 lượt khách với tổng doanh thu 136 tỷ đồng; năm 2022 có khoảng 625.570 lượt khách, tăng 252,25% so với năm 2021, tổng doanh thu 447,68 tỷ đồng, tăng 321,24% so với năm trước đó. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, thành phố đón 465.000 lượt khách, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2022, tổng thu du lịch ước đạt khoảng 335,75 tỷ đồng, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước.




Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Pleiku cũng còn những tồn tại hạn chế như công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ để tạo thành chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh. Cùng với đó, phương thức hoạt động và phong cách phục vụ chậm được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách và tiềm năng phát triển du lịch của thành phố. Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương.



“Thành phố còn thiếu nguồn lực đầu tư mở rộng các dịch vụ trong các điểm đến để thu hút khách du lịch; thiếu khu vui chơi, dịch vụ giải trí có quy mô lớn, hiện đại để giữ chân du khách. Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ thành phố đến cơ sở chưa được thường xuyên; nguồn nhân lực đầu tư cho du lịch còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn chưa có sự đầu tư, nâng cấp cơ sở kịp thời. Do đó, chất lượng phục vụ khách chưa cao. Ngoài ra, việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ người dân tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, du lịch văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số còn hạn chế. Công tác thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển các điểm du lịch còn gặp khó khăn”-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thành phố nhìn nhận.



Để hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố như Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Sung: Thành phố tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU gắn với việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021-2030, phong trào xây dựng thành phố xanh-sạch-đẹp-thân thiện. Cùng với đó, không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch bản sắc văn hóa dân tộc. Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Rà soát, đề xuất và thực hiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, tạo môi trường, điều kiện thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong đó, chú trọng lĩnh vực khách sạn cao cấp, lữ hành, khu du lịch, khu vui chơi giải trí quy mô lớn. Tăng cường quản lý thị trường các dịch vụ du lịch, nhất là công tác quản lý giá ở các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng phục vụ ăn uống, quản lý chặt chẽ vệ sinh môi trường và chất lượng sản phẩm. Chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ, kiên quyết xóa bỏ hành vi thiếu văn hóa, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh du lịch.



Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku thông tin thêm: “Dựa trên điều kiện thực tế, thành phố sẽ tiếp tục tạo ra các tour du lịch khép kín, đồng bộ có chất lượng như kết hợp du lịch lịch sử (Nhà lao Pleiku, Bảo tàng tỉnh…) với du lịch văn hóa (không gian văn hóa cồng chiêng), du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh (Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai). Đồng thời, khảo sát các địa điểm có thể phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn du khách để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét có phương án đưa vào kế hoạch phát triển, trước mắt là các di tích, danh lam, điểm tham quan hiện có. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp triển khai các dự án dịch vụ nghỉ dưỡng, cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe như thẩm mỹ viện, spa, các công trình thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội phù hợp với định hướng phát triển Pleiku theo hướng thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng du lịch tạo điều kiện phát triển ngành du lịch. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý điểm đến cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; nâng cao năng lực quản trị, cạnh tranh đối với doanh nghiệp; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, ngoại ngữ đối với lao động trực tiếp”.


Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.