Kết nối giao thương nông-lâm-thủy sản giữa Hà Nội với các địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 5-10, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến với 33 tỉnh, thành trên cả nước về góp ý dự thảo Chương trình phối hợp “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông-lâm-thủy sản giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021-2025".
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Như Tiệp-Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) báo cáo đề dẫn giới thiệu lý do, quá trình xây dựng chương trình. Theo đó, chương trình phối hợp có 7 nội dung chính gồm: mục tiêu; các chỉ tiêu cần đạt; đối tượng, phạm vi và thời gian triển khai; các nhiệm vụ, giải pháp; trách nhiệm; kinh phí và tổ chức thực hiện chương trình.
Các đại biểu đồng tình cao về thể thức văn bản chương trình phối hợp và tham gia đóng góp ý kiến liên quan đến các chỉ số cần đạt; đối tượng sản phẩm; các nội dung về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị, xây dựng và quản lý nhãn hiệu, thương hiệu nông-lâm-thủy sản theo chuẩn quốc tế; tính chất, quy mô chuỗi cung ứng lựa chọn nâng cấp chuỗi giá trị; phạm vi giao thương sản phẩm, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan...  
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên và đại diện các sở, ngành của tỉnh dự Hội nghị tại điểm cầu của tỉnh. Ảnh: Hồng Thương
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hồng Thương
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên đã thông tin một số nội dung về tiềm năng phát triển nông-lâm-thủy sản của tỉnh; kết quả đạt được trong nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị bổ sung thêm nội dung đến trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan. Cụ thể, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hà Nội để tổ chức đưa sản phẩm vào TP. Hà Nội. Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai sẽ tập trung chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT liên kết với Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hà Nội trong thực hiện chương trình phối hợp. Hàng quý, hàng năm sẽ tổng kết nhằm đánh giá kết quả đạt được cũng như tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận các ý kiến đóng góp đồng thời nhấn mạnh:  Chương trình phối hợp không chỉ đáp ứng nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm của Hà Nội mà còn có ý nghĩa quan trọng liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông-lâm-thủy sản của 33 tỉnh, thành, đặc biệt là trong xây dựng vùng nguyên liệu trồng, mô hình, chuỗi liên kết, sản lượng, chất lượng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thứ trưởng đề nghị các địa phương có trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình. Riêng Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh xây dựng mã số vùng trồng, phát triển các sản phẩm OCOP, chọn một số chợ đầu mối để xây dựng sản phẩm chất lượng, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm an toàn để gắn lên sản phẩm...
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.