Trồng 500 cây na Thái, mới hái trái bói đã thu 3 tấn, lời 120 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Trần Quốc Cường ở ấp Phú Lộc, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là một trong những nông dân thành công với mô hình trồng cây na Thái. Tuy mới thu hoạch lứa trái bói, nhưng sản lượng trái đã đạt được hơn 3 tấn, bán giá 60.000 đồng/ký, bước đầu anh Cường lời hơn 100 triệu đồng.

 

Anh Trần Quốc Cường, ấp Phú Lộc, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang giới thiệu về những cây na Thái đang cho trái lứa thứ 2 với nhiều tín hiệu đáng phấn khởi.
Anh Trần Quốc Cường, ấp Phú Lộc, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang giới thiệu về những cây na Thái đang cho trái lứa thứ 2 với nhiều tín hiệu đáng phấn khởi.



Anh Cường đã mạnh dạn cải tạo đất vườn để trồng 500 gốc mãng cầu na Thái trên diện tích 1ha. Hiện vườn na Thái của anh đã cho thu được lứa trái đầu tiên và cây na Thái đang phát triển xanh tốt, bắt đầu cho lứa trái thứ 2.

Anh Cường cho biết về kinh nghiệm trồng na Thái, kỹ thuật trồng na Thái: "Đối với cây na Thái thì thời gian trồng không quá dài, năng suất cao và ổn định lại được thị trường ưa chuộng nên sẽ giúp người trồng nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích...".

Anh Cường chia sẻ thêm: "Đợt thu hoạch vừa rồi tính bình quân 500 gốc na Thái của gia đình cho năng suất khoảng 3 tấn trái với giá bán 60.000đ/kg, sau khi trừ chi phí gia đình còn lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng...".

Hiện nay, quả na Thái đang được thị trường tiêu thụ mạnh bởi trái có trọng lượng lớn, mẫu mã đẹp, chất lượng thơm ngon, năng suất cao và đây cũng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc  phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

Vì vậy, cùng với sự phát triển mạnh của cây mít Thái thì cây  mãng cầu na Thái cũng đang được nông dân ở địa phương trồng thí điểm, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nông dân thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; từ đó xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng mới, cách làm hay, đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân, trong đó đáng kể nhất là mô hình trồng mãng cầu na Thái của gia đình anh Trần Quốc Cường.


 


Mô hình trồng giống na Thái của gia đình anh Cường đã mở ra hướng đi mới để người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích vườn tạp, vườn cây trồng kém hiệu quả. Thời gian tới, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục tuyên truyền nhân rộng các mô hình làm kinh tế hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, cải thiện một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.


http://danviet.vn/nha-nong/trong-500-cay-na-thai-moi-hai-trai-boi-da-thu-3-tan-loi-120-trieu-dong-1069413.html


Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (TTKN tỉnh Hậu Giang/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.