Kbang đề nghị Nhà máy Đường An Khê đẩy nhanh tiến độ thu mua mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 19-3, các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy Kbang, Gia Lai đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đảng ủy các xã vùng nguyên liệu mía trong huyện (xã Kông Lơng Khơng, Kông Bờ La, Đak Hlơ, Tơ Tung, Lơ Ku, Nghĩa An, xã Đông) để nắm tình hình sản xuất, thu hoạch mía và triển khai việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao trên địa bàn huyện.
Ảnh: Hồng Hạnh
Ảnh: Hồng Hạnh
Hiện nay, việc tiêu thụ mía của các xã ở Kbang đều đang rất chậm, trung bình chưa đến 30% diện tích. Toàn huyện hiện có 10.668 ha mía, nhưng chỉ mới thu được trên 2.320 ha. Những cánh đồng mía lớn tới nay vẫn chưa được thu hoạch. Trên địa bàn cũng đã xảy ra 6 vụ cháy mía, thiệt hại 44,6 ha. Nhiều vấn đề bất cập khác trong quá trình thu mua của Nhà máy Đường An Khê cũng được các địa phương nêu lên, như: việc đánh giá chữ đường, cấp phiếu đốn, hợp đồng xe vận chuyển, cơ cấu giống mía… Về việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Công ty Đồng Giao), đã có 286 hộ dân đăng ký với gần 300 ha cây dứa, ngô ngọt, chanh dây. Tuy nhiên, bà con cũng đang băn khoan về vấn đề  tổ chức thực hiện như thế nào.
Sau khi nghe báo cáo tình hình thực tế của các địa phương, ý kiến của các ngành, lãnh đạo Huyện ủy Kbang đã đề nghị các xã  thu thập đẩy đủ, chính xác toàn bộ những bất cập trong quá trình thực hiện thu mua mía, đầu tư vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường và huyện sẽ làm việc trực tiếp với Nhà máy Đường để tìm giải pháp tháo gỡ cho nhân dân. Đề nghị Nhà máy đẩy nhanh tiến độ thu mua mía, không được kéo dài đến tháng 5, tháng 6, vì sẽ ảnh hưởng đến vụ sau. Vì thực tế, hiện nay trên địa bàn huyện có khá nhiều diện tích năm ngoái thu hoạch muộn nên kém phát triển. Đặc biệt, phải ưu tiên thu hoạch các cánh đồng mía lớn để tạo niềm tin cho người dân tham gia mô hình này và những diện tích mà Kbang đã quy hoạch sẽ thực hiện cánh đồng lớn, diện tích mía đã hết kỳ lưu gốc.
Về lâu dài thì các địa phương trong huyện sẽ xem xét lại việc phát triển diện tích cây mía theo hướng hiệu quả, bền vững hơn, gắn với hợp tác xã. “Các xã phía Nam huyện Kbang được tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho Nhà máy Đường An Khê là đã tính toán việc phát huy lợi thế tiền năng đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên ở đây là đúng rồi. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cho việc phát triển cây mía thì đề huyện rà soát lại quy hoạch-đảm bảo khoảng dưới 7.000 ha. Muốn cây mía ổn định, cạnh tranh được, dân sống được bằng mía phải làm cánh đồng lớn mới đưa cơ giới hóa vào được từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, giảm giá thành xuống và phải thực hiện cho được NQ của BCH Đảng bộ huyện về cánh đồng lớn”-ông Trương Văn Đạt-Bí thư Huyện ủy Kbang nhận định.
Về việc liên kết sản xuất với Công ty Đồng Giao, lãnh đạo huyện Kbang đề nghị các xã cần lưu ý: rà soát lại các mô hình phát triển kinh tế hiện nay để đánh giá hiệu quả. Trong đó có các mô hình cây ăn trái để trên cơ sở đó có kế hoạch liên kết với Công ty Đồng Giao và chuyển đổi diện tích các loại cây trồng phải sao cho thật phù hợp, những nơi có điều kiện thuận lợi thì vẫn phải ưu tiên cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. Huyện sẽ chủ động làm việc với Công ty Đồng Giao, khảo sát trực tiếp và làm việc theo kế hoạch với các hộ đăng ký liên kết sản xuất với Công ty để thông tin về quyền lợi của người tham gia quyền lợi của nhà máy cho người dân nắm và phấn đấu triển khai vào đầu mùa mưa 2018.
Hồng Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.