Khốn đốn vùng chuyên canh hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau vụ hoa Tết đến nay, các vùng chuyên canh hoa trong tỉnh Gia Lai vẫn trồng các loài hoa cúc, vạn thọ… phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, nắng hạn gay gắt, nguồn nước tưới thiếu hụt trong thời gian qua khiến người trồng hoa điêu đứng.
 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Từ nhiều năm nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh hoa ở các xã: Chư Á, An Phú (TP. Pleiku); Cửu An, Tân An (huyện Đak Pơ) và thị xã An Khê… Ngoài các loài hoa truyền thống được trồng quanh năm như cúc, vạn thọ…, các dòng hoa cao cấp được người trồng hoa học tập, nghiên cứu và chăm sóc theo phương pháp nuôi cấy mô phát triển mạnh trong vụ hoa Tết. Bên cạnh đó, nhiều hộ đầu tư xây dựng nhà lồng trồng hoa và canh thời tiết giúp hoa nở đẹp, đúng ngày. Dù vậy, từ sau vụ hoa Tết đến nay các vùng trồng hoa luôn đối mặt với nắng gay gắt, thiếu nước tưới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng.

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Vũ Bảo (thôn Tân Sơn, xã Tân An, huyện Đak Pơ)-một trong những hộ trồng hoa và được anh cho biết: Năm nay nắng hạn gay gắt nên người trồng hoa rất khó canh thời tiết để hoa nở theo ý muốn của mình. Không những vậy, hoa cháy lá, rụng cánh bông… Khu vực này không khoan được giếng nên càng thiếu nưới tưới. Sau vụ hoa Tết, gia đình chỉ trồng 1 sào hoa cúc vàng, cúc đỏ. Nhiều hộ đầu tư xây dựng nhà lồng nhưng cũng không chống chọi được hạn, nắng thế này bông héo úa hết. Gia đình anh cũng mới đầu tư xây dựng một nhà lồng rộng khoảng 400 m2 cùng với hệ thống khay vỉ mua từ Đà Lạt về để ươm các loại hoa. Nhưng  vì nắng hạn nên đành để trống… Cũng theo anh Bảo, nếu có đủ nước tưới thì mới có người trồng hoa, còn thời tiết này chỉ còn cách bỏ đất hoang.

Ông Nguyễn Văn Mi (thôn 11, xã An Phú, TP. Pleiku) cho hay: Do khô hạn nên rất ít người trồng hoa mà chuyển sang trồng rau. Hoa mùa này chủ yếu nhập từ Đà Lạt và các vùng khác về. Ông vừa mới xuống giống được 700 chậu hoa đồng tiền, nhưng nắng nóng thế này rất dễ bị bọ trĩ gây hại làm khô cây. Hiện tại gia đình đang tập trung chăm sóc lại diện tích hoa đồng tiền.

Những ngày này dạo quanh các vùng chuyên canh trồng hoa không còn cảnh nhộn nhịp và khoe sắc của các loài hoa nữa. Thay vào đó, là hình ảnh rau màu, hoặc để đất trống vì không có nguồn nước tưới ổn định để hoa sinh trưởng tốt, nở đúng ngày cần nhất.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.