Tín dụng chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chính sách Xã hội-Chi nhánh Gia Lai ước đạt 347,399 tỷ đồng, nâng tổng số dư nợ toàn Chi nhánh lên 2.533 tỷ đồng, với trên 141.000 khách hàng. Với mức tăng trưởng tín dụng 4,3% so với đầu năm, Chi nhánh đã tập trung giải ngân nguồn vốn cho các chương trình trọng tâm như cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay hộ cận nghèo…

Nhờ đó, đã có trên 8.870 lượt hộ nghèo và 1.500 hộ cận nghèo được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, 900 lao động được tạo điều kiện giải quyết việc làm, 2.675 lượt học sinh-sinh viên (HSSV) được vay vốn đi học, 6.285 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng phục vụ nhu cầu dân sinh...

 

Khách hàng thuộc chương trình học sinh-sinh viên huyện Đak Đoa. Ảnh: Sơn Ca
Khách hàng thuộc chương trình học sinh-sinh viên huyện Đak Đoa. Ảnh: Sơn Ca

Với vai trò là kênh cung cấp nguồn vốn chính sách xã hội quan trọng trên địa bàn, trong những tháng đầu năm 2013, Ngân hàng Chính sách Xã hội-Chi nhánh tỉnh luôn gắn hoạt động tín dụng với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phong trào xóa đói giảm nghèo, chủ động bổ sung nguồn vốn góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Thông qua công tác phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể-vốn là cánh tay nối dài của ngân hàng từ thành thị đến nông thôn, duy trì hoạt động ủy thác từng phần của hàng ngàn tổ tiết kiệm và vay vốn để kịp thời chuyển tải nguồn vốn chính sách đến tận tay nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Nhờ đó, doanh số cho vay, thu nợ và huy động vốn của Chi nhánh có mức tăng trưởng khá, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được kiểm soát chặt chẽ.

Tính đến tháng 6-2013, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2.655,993 tỷ đồng, tăng 96,078 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn Trung ương là 2.522,576 tỷ đồng, tăng 83,432 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 95,2%. Nguồn vốn huy động tại địa phương 127,905 tỷ đồng, tăng 12,677 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 4,6%.

Từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương và huy động tại chỗ, Chi nhánh đã tập trung phân bổ vốn theo kế hoạch, đảm bảo hiệu quả quay vòng thông suốt thông qua các chương trình tín dụng. Doanh số cho vay qua 6 tháng đạt 347,399 tỷ đồng, bao gồm cho vay hộ nghèo 152,164 tỷ đồng với 8.870 lượt hộ vay; cho vay hộ cận nghèo 30 tỷ đồng với 1.500 lượt hộ vay; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 89,722 tỷ đồng với 4.244 lượt hộ vay; cho vay HSSV 13,368 tỷ đồng với 262 lượt hộ vay; cho vay giải quyết việc làm với 457 lượt hộ vay; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường 49,480 tỷ đồng với 6.285 lượt hộ vay...

Song song với công tác cho vay, doanh số thu nợ trong 6 tháng đạt được 242,721 tỷ đồng; trong đó thu nợ cho vay hộ nghèo là 105,204 tỷ đồng, thu nợ cho vay giải quyết việc làm 7,905 tỷ đồng, thu nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 89,505 tỷ đồng...

Theo đánh giá của ông Lê Văn Chí- Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội-Chi nhánh tỉnh, đây là một chương trình sẽ mang lại hiệu ứng xã hội tích cực, được sự cộng hưởng nhiệt tình ngay từ cơ sở vì tính thiết thực và nhân văn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có 18.971 hộ cận nghèo, với mức vay từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/hộ thì cần một lượng vốn phân bổ rất lớn và trải đều trong những năm sau.

Qua 2 tháng đầu triển khai, đã có 1.500 hộ được vay với dư nợ 30 tỷ đồng. Theo kế hoạch của Chi nhánh, từ nay đến cuối năm sẽ tranh thủ nguồn vốn phân bổ từ Trung ương và địa phương, phấn đấu tăng dư nợ cho vay hộ cận nghèo lên đến 100 tỷ đồng.

Bên cạnh việc đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng, đưa tổng dư nợ đạt 2.533,486 tỷ đồng (tăng 104,086 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 4,3%) thì việc củng cố chất lượng tín dụng luôn được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Nợ quá hạn hiện tại của toàn tỉnh là 25,769 tỷ đồng, tăng 1,963 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 1,02%.

Để giải quyết vấn đề này, Chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị có nợ quá hạn trên 1% xây dựng  và thực hiện đề án, phương án xử lý. Đồng thời phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, UBND tỉnh vừa có Tờ trình số 2289/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xây dựng cơ bản ở Kbang

Kbang: Giải ngân vốn đầu tư công được 47,3%

(GLO)- Tính từ đầu năm đến nay, huyện Kbang đã thực hiện giải ngân hơn 100,2/212,6 tỷ đồng, đạt 47,3% trên tổng nguồn vốn đầu tư của năm 2024. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện còn một số khó khăn, vướng mắc.