Nông dân sốt ruột nhìn mía cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vùng nguyên liệu mía Đông Nam tỉnh Gia Lai đang đứng trước thảm trạng cháy dữ dội ngay từ đầu vụ ép khiến hàng ngàn hộ trồng mía và cả lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường-Nhiệt đện Gia Lai thấp thỏm không yên.

Mặc cho trời đêm gió rét, nhiều nông dân ở thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện, Ia Pa (Gia Lai) hàng đêm phải leo lên nóc nhà, ngóng cổ về đồng mía với nỗi lo canh cánh, không biết khi nào đến lượt mía nhà mình bốc cháy.

Mía cháy dồn dập

Cả một vùng nguyên liệu mía ngờm ngợp thung lũng Ayun Pa-mới đầu vụ thu hoạch, sức đốn chưa nhiều-đang rừng rực cháy. Thêm gần 20 ha nữa vừa cháy rụi trong 2 tuần đầu tháng 12. Thời tiết hanh khô kết hợp gió to càng “đuổi” ngọn lửa “xơi” hết ruộng mía này đến ruộng mía khác. “Ngay trong tuần đầu tháng 12 đã cháy tới 8 ruộng mía của cả 4 xứ đồng Tân Phong, Plei Rok, Thống Nhất, đồn 2 thuộc huyện Phú Thiện, và Chư Jú (Ayun Pa) thiệt hại hơn 15 ha mía đang kỳ thu hoạch.”-Trưởng Phòng Phát triển nguyên liệu và Đầu tư thu mua của công Ty Cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai, Đào Chí Hiếu cay đắng nói.
 

Mía liên tục bị kẻ xấu đốt cháy. Ảnh: Đức Phương
Mía liên tục bị kẻ xấu đốt cháy. Ảnh: Đức Phương

Ông Đào Chí Hiếu cũng từ vùng cháy ùa về, áo quần lấm láp muội than: “Mía cháy khắp các xã Ia Piar, Ia Hiao, Ia Peng, Chroh Pơnan, Ia Yeng huyện Phú Thiện, Chư Jú (Ayun Pa). Đang dập lửa ở ruộng mía này, lại bùng cháy ở ruộng mía khác. Nhà tôi có 6 ha mía ở vùng Chư Jú cũng cháy rụi mà không tài nào dập được”.

Mặc dù năm nay Nhà máy đường Ayun Pa đã thực hiện xong việc phát quang hành lang phòng chống cháy lan mía và thành lập 4 đội phòng chống cháy mía ở các xã Ia Peng, Ia Sol, Chroh Pơnan, Ia Yeng với lực lượng nòng cốt là Công an xã với diện tích mía được bảo vệ trên 2.000 ha, nhưng các vụ mía cháy vẫn liên tục tăng. Trong bạt ngàn mía trải từ quốc lộ 25 lên đến sườn núi rộng mấy nghìn hecta, lốm đốm những vùng cháy mà tính cộng trong 1 tháng đầu vụ ép này đã xảy ra 71 vụ cháy mía, thiệt hại gần 79,71 ha; với trên 4.210 tấn mía thiệt hại, trị giá không dưới 4 tỉ đồng; tăng gấp 4 lần về số vụ và hơn 2 lần về diện tích mía bị cháy so với cùng kỳ năm ngoái.

Đấy là cách tính “vĩ mô”, còn nông dân thì cụ thể hơn, bởi mía cháy đã chọc thủng nồi cơm của họ. “Bình quân mỗi ha mía cháy, nông dân bị thiệt hại 25-30 triệu đồng, may ra thì hòa vốn còn không là cầm chắc lỗ”-nông dân Nguyễn Văn Khôi, xã Ia Peng bộc bạch. “Mía bị cháy mất giá trị đến 30-40% so với bán mía tươi do nhà máy trừ hao hụt tạp chất đến 12%, do mất chữ đường, mất sản lượng vì mía bị khô, do công đốn và vận chuyển tăng bo ra xe ô tô cùng tăng vì mía... bẩn. Chưa kể mía cháy để gần chục ngày mới bán hết được thì mía sẽ khô, sản lượng sụt giảm từng ngày, coi như... ăn cám”-anh Khôi nói.

Giữa mùa khô, thung lũng Ayun Pa thành chảo lửa, ruộng mía như một rừng tranh khô trước trận gió lốc; khi nghe mía cháy, nhiều nông dân nửa đêm tung chăn màn, thậm chí quăng cả bửa cơm đang ăn dỡ, để vơ vội dao rựa, cuốc xẻng nhưng khi chạy ra đến nơi thì ruộng mía đã cháy xong…

Điệp khúc: “Mía cháy do … phá hoại” !

Trưởng Công an xã Ia Peng-xã trọng điểm cháy trong một tháng đầu vụ ép-ông Đỗ Hồng Sơn xác nhận: “Đã diễn ra 14 vụ cháy mía thiệt hại hơn 15 ha. Ác nhất là có một số đối tượng xấu đốt mía để phá hoại. Trong đó, kẻ xấu nhắm vào mía của các lãnh đạo xã như tôi và ông Nguyễn Thanh Cường-chủ tịch, ông Nguyễn Văn Khôi-Phó chủ tịch xã để đốt trước. Lực lượng phòng chống cháy mía của xã do tôi làm đội trưởng đã túc trực 24/24 giờ kể cả mật phục nhiều đêm liền ở khắp các ngả đường vào ruộng mía nhưng vẫn chưa phát hiện, bắt giữ được đối tượng nào.”
 

Mía cháy về nằm dài chờ trước cổng nhà máy. Ảnh: Đức Phương
Mía cháy về nằm dài chờ trước cổng nhà máy. Ảnh: Đức Phương

Ông Cáp Thành Dũng-Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai nói: “Thực trạng cháy mía năm nay vẫn tiếp diễn và có phần căng hơn mọi năm. Ban đầu là do người dân sơ sẩy, do đồng bào đốt đồng bắt chuột, nhưng sau cháy lớn, cháy nhiều là do đối tượng xấu phá hoại. Đặc biệt, trong mấy ngày gần đây, một số người buôn đã xúi giục, mua chuộc các đối tượng xấu đốt mía của dân hòng gây tâm lý hoang mang, ép dân phá bỏ hợp đồng với nhà máy để bán mía cho họ với giá thấp”.

Mới đây, Công an thị xã Ayun Pa đã bắt được một đối tượng người dân tộc Jrai tại địa phương đốt mía nhiều lần của các chủ mía ở vùng rẫy Chư Jú xã Ia Sao. Tuy nhiên, sau khi tạm giữ, đấu tranh khai thác thì anh ta đã khai ra là do một người ở Tuy Hòa đi canh rẫy thuê trong khu vực này chuốc cho uống rượu say rồi xúi đốt mía, chứ bản thân không có hằn thù gì với các chủ mía. Kẻ chủ mưu thì đã bỏ trốn, còn người dại dột kia cũng đã được tạm thả ra, chỉ có nông dân trồng mía là chịu thiệt thòi và canh cánh nỗi lo mía cháy.

Các vụ mía cháy chủ yếu ở vùng xảy ra tranh chấp mua bán ngoài tỉnh (các xã Ia Peng, Ia Yeng (Phú Thiện) và Ia Sao (Ayun Pa). Nhiều vụ đốt mía là do cố tình đốt để phá hoại, để gây sức ép tiêu thụ với nhà máy; nhưng phần lớn là đốt để nông dân nóng ruột đốn mía, bán ra tỉnh ngoài vì “sợ mía cháy mà bán dốc bán tháo, dù bán ngoài giá thấp hơn đến 20%, tức chịu lỗ 200.000 đồng/ tấn”-một nông dân trồng mía nói.

Minh họa cho điều này, ông Dũng, thống kê mỗi ngày có khoảng 30 xe tải chở mía bán chui xuống Phú Yên. Chỉ tính từ đầu vụ đến ngày 29-11 đã có tới gần 165 xe tải chuyển mía bán ngoài vùng với tổng sản lượng trên 4.500 tấn, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. “Cháy lớn là do bên ngoài xui hoặc thậm chí... thuê người đốt để ép nông dân bán sớm ra ngoài vùng nguyên liệu; mà nông dân thì sốt ruột sợ “đêm dài lắm mộng”; nhiều hộ đã phá bỏ hợp đồng với Công ty để lén chặt mía bán ra ngoài cho Nhà máy của Công ty TNHH Rượu Vạn Phát ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Về phía nhà máy thì cũng phải ưu tiên mua trước mía bị cháy để giảm thiệt hại cho dân mà chất lượng, sản lượng của cả dây chuyền sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đường chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đó là chưa kể khó khăn vì gây xáo trộn lịch chặt mía đã được nông dân thống nhất và niêm yết công khai từ đầu vụ”…

…Vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai đang “nóng hừng hực vì cháy mía” giữa cái giá lạnh thấu xương của tiết trời mùa Giáng Sinh. Nông dân thì thấp thỏm ăn không ngon, ngủ không yên, Nhà máy Đường Ayun Pa cũng lo lắng vì mất dần nguyên liệu cho vụ ép, tình hình an ninh trật tự nông thôn ở vùng mía đang không yên lặng; trong khi đó chính quyền địa phương và ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng đốt mía phá hoại.  

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm