Emagazine

E-magazine Những ý tưởng truyền cảm hứng khởi nghiệp


Các ý tưởng lọt vào bán kết cuộc thi cấp vùng gồm: “Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch và sản xuất các sản phẩm trà thảo dược hòa tan tại khu vực cao nguyên Kon Hà Nừng” của chị Nguyễn Thị Thu Trang (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ); “Làng văn hóa du lịch cộng đồng Jrai xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” của chị H’Uyên Niê (làng Ia Lôk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh); “Dệt may thủ công thổ cẩm truyền thống” của nữ nghệ nhân Pel (làng Phung, xã Biển Hồ, TP. Pleiku); “Mua bán đồ thổ cẩm-túi khui bia” của chị Rơ Mah Vol (làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ).



Nữ kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Thu Trang lần đầu tham gia sân chơi khởi nghiệp phụ nữ toàn quốc với các sản phẩm trà thảo dược do chị cùng đội ngũ dược sĩ công nghệ sinh học và những người nông dân sản xuất giỏi, có kinh nghiệm điều chế.



Tốt nghiệp kỹ sư công nghệ sinh học tại Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh và tiếp tục học thạc sĩ Sinh học Đại học Khoa học Tự nhiên (TP. Hồ Chí Minh), chị Trang có thời tham gia Dự án bảo tồn và phát triển cây dược liệu ở vùng núi các tỉnh: Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum. Chị cho biết: “Sản vật bản địa nếu được quan tâm đầu tư về mặt công nghệ và đổi mới sáng tạo thì có thể từ những dược liệu ít ai biết đến, ít giá trị thương mại có thể mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Cao nguyên Kon Hà Nừng là một kho dược liệu quý, có giá trị kinh tế vô cùng lớn nếu khai thác và bảo tồn đúng hướng. Quá trình tham gia Dự án bảo tồn cây dược liệu càng khiến tôi ý thức về tiềm năng vô cùng lớn này trên chính quê hương mình”. Năm 2017, chị Trang thành lập Công ty TNHH Dược thảo Li La. Tên công ty được viết tắt từ 2 chữ đinh lăng và nấm linh chi, 1 khai thác từ tài nguyên thiên nhiên (nấm linh chi), 1 được trồng dưới tán rừng (đinh lăng).



Cùng với nguồn dược liệu thiên nhiên khai thác từ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng, nữ kỹ sư 9X còn nuôi khát vọng xây dựng, phát triển vùng dược liệu sạch dưới tán rừng. Chị Trang chia sẻ: “Hiện tại, Công ty mới tạo việc làm cho 5-6 lao động. Dự án khởi nghiệp được hỗ trợ sẽ tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương. Nếu mở rộng quy mô, nhất là vùng trồng dược liệu, dự án sẽ tạo việc làm cho nhiều lao động hơn, nhất là lao động nữ”.




Các dự án khởi nghiệp từ di sản văn hóa cũng được đánh giá cao bởi đúng với chủ đề cuộc thi lẫn tác động xã hội. Nghệ nhân Pel được mệnh danh là người “truyền lửa” cho nghề dệt thổ cẩm của người Jrai ở xã Biển Hồ. Câu lạc bộ Dệt do chị làm chủ nhiệm hiện có gần 30 thành viên là những phụ nữ giỏi nghề dệt. Phòng trưng bày các sản phẩm từ nghề dệt ngay trong không gian sinh sống của gia đình chị rất sống động để người dân và du khách học hỏi và tìm hiểu về nghề truyền thống. Đầu năm 2023, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga đến thăm và đánh giá cao hình thức hoạt động của Câu lạc bộ, cho rằng đây là mô hình có nhiều dư địa để khai thác các giá trị kinh tế, phát triển du lịch, tạo việc làm cho lao động nữ.



Chị Pel chia sẻ, chuyến thăm của Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã truyền cảm hứng để chị tự tin xây dựng ý tưởng tham gia cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp. “Mình tin tưởng dự án phát huy tác dụng bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho chị em. Đó cũng là điều kiện để mình cùng với chị em khôi phục kỹ thuật nhuộm màu từ nguyên liệu tự nhiên, sẵn có tại địa phương như: lá mo, vỏ cây lộc vừng, vỏ ốc, củ nghệ… đồng thời sáng tạo các giá trị mới. Ý tưởng của mình còn hướng đến việc dạy và truyền nghề cho thế hệ trẻ và nhà trưng bày nghề dệt sẽ trở thành điểm đến trong tour du lịch cộng đồng”-chị Pel cho biết.



Trong khi đó, dự án của chị Rơ Mah Vol lại truyền cảm hứng mạnh mẽ khi bản thân chị là phụ nữ khuyết tật vận động. Khuyết tật đôi chân nhưng bù lại, chị có đôi bàn tay tài hoa. Không chỉ giỏi nghề dệt truyền thống, chị còn “lấn sân” sang lĩnh vực đan lát thủ công. Cùng với các chất liệu truyền thống, chị sử dụng thêm những vật liệu tái chế để tạo nên những sản phẩm mới. Chị là một trong những người đầu tiên của xã khởi xướng phong trào làm sản phẩm thủ công từ vật liệu tái chế, góp phần bảo vệ môi trường. Phong trào sau đó được nhiều chị em ở các làng hưởng ứng, coi như một nghề phụ vừa tăng thu nhập, vừa bảo tồn nghề truyền thống. “Mỗi chiếc gùi, túi xách làm ra mình bán với giá từ 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Sản phẩm từ thổ cẩm thì khách đặt mình tự dệt vải, cắt, may theo yêu cầu”-chị Vol cho biết. Có nguồn thu nhập ổn định, chị Vol có điều kiện chăm sóc cha mẹ già yếu ngoài 80 tuổi, duy trì hoạt động dạy nghề cho phụ nữ khuyết tật trong vùng.



Mô hình phát triển du lịch cộng đồng từ văn hóa bản địa góp phần bảo tồn di sản, tiêu thụ nông sản, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương từ lĩnh vực dịch vụ của chị H’Uyên Niê trước đó đã xuất sắc giành giải nhất tại cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp toàn tỉnh năm 2022. Đây cũng là dự án được Ban tổ chức đánh giá cao khi gửi dự thi toàn quốc. Bà Vũ Thị Bích Ngọc-Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh-cho biết: “Trong số 76 dự án/ý tưởng của phụ nữ toàn tỉnh gửi về, Ban tổ chức đã chọn 6 dự án đủ điều kiện để gửi thi cấp vùng và 4 dự án đi tiếp vào vòng trong. Đây đều là những dự án có tính khả thi và rất đúng chủ đề năm nay là “phát huy tài nguyên bản địa” do Trung ương Hội phát động. Chủ nhân các ý tưởng/dự án lọt vào cuộc thi cấp vùng sẽ được tập huấn tại Quảng Bình vào giữa tháng 6. Trung ương Hội LHPN Việt Nam mời chuyên gia hướng dẫn các chị kỹ năng hoàn thiện dự án khởi nghiệp, khả năng thuyết trình, bảo vệ dự án/ý tưởng ở các vòng thi cao hơn”.



Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.