Nguyễn Thiết: Từ thợ công trình đến những MV triệu view

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
 (GLO)- Chàng trai sinh năm 1994 Nguyễn Thiết là người đứng sau nhiều sản phẩm gần chạm mốc triệu view trên YouTube với cái tên “Producer T-mix”.

Ban ngày là thợ thạch cao, đêm xuống chàng trai sinh năm 1994 Nguyễn Thiết lại “biến hình” thành nhà sáng tạo âm nhạc với nhiều MV lên xu hướng lọt top trending (top thịnh hành) trên YouTube.

Những MV lọt top trending

Nguyễn Thiết sinh sống tại thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh. Thời gian qua, anh đã hợp tác cùng nhiều ca sĩ, ban nhạc để tạo ra những sản phẩm âm nhạc lọt top trending trên YouTube và có ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng đam mê âm nhạc trẻ tại Gia Lai.

Mới đây nhất là sự hợp tác khá thành công giữa anh với rapper Tùng teA (Vũ Mạnh Tùng)-Trưởng nhóm Tây Nguyên Sound, nhóm nhạc thần tượng của giới trẻ yêu rap với nhiều bản hit trên các nền tảng số.

Nhà sáng tạo âm nhạc Nguyễn Thiết (ảnh NVCC)

Nhà sáng tạo âm nhạc Nguyễn Thiết (ảnh NVCC)

Nhà sáng tạo âm nhạc sinh năm 1994 chia sẻ: “MV “Kim chỉ Tây” là sản phẩm đầu tiên tôi kết hợp với Tây Nguyên Sound. Đó là một tác phẩm nghệ thuật thì đúng hơn bởi kết hợp tuyệt vời giữa hình ảnh và âm thanh, giữa dân tộc và hiện đại, đưa người xem đắm chìm vào miền đất huyền ảo Tây Nguyên hùng vĩ với chiều sâu văn hóa”.

Nếu MV đầu tiên kết hợp với rapper Tùng TeA lọt top trending với 440 ngàn lượt xem trên YouTube thì MV “Nó đã giá băng nhiều” nhanh chóng đạt lượt view gần gấp đôi với 820 ngàn lượt. Còn rapper Tùng TeA thì tâm sự: “Chúng tôi có sự hợp tác khá ăn ý nên ngay MV đầu tiên phối hợp thực hiện đã nhanh chóng lên xu hướng trên nền tảng số. Có thể nói producer có vai trò rất lớn quyết định thành công của sản phẩm âm nhạc”.

Cái tên Producer T-mix còn đứng sau nhiều MV đình đám của giới trẻ ở Gia Lai. Trong đó, rapper tuổi teen Vũ Thế Phong (nghệ danh FowinD), cựu học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương với MV “Đan mây” đạt trên 7,3 ngàn lượt xem trên YouTube. Không chỉ hợp tác với các nghệ sĩ chuyên nghiệp, Nguyễn Thiết còn hợp tác với nhiều bạn trẻ theo đuổi con đường sáng tác chuyên nghiệp, sản xuất các sản phẩm âm nhạc mang tính thương mại.

Anh Phạm Lê Minh Tâm (SN 1998, đường Trần Phú, TP. Pleiku) cho biết: Anh học ngành Báo chí và có một thời gian ngắn làm báo ở TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, anh chuyển hướng sáng tác nhạc, bán ca khúc, nhạc phim cho các công ty giải trí. Một thời gian sau, anh quyết định trở về Gia Lai làm việc.

“Trước đây, kiếm tiền từ việc sáng tác còn khá dễ dàng. Nhưng giờ, mỗi ngày có bao nhiêu bài hát mới ra đời, người sáng tác phải tạo sự khác biệt độc đáo mới thu hút được sự chú ý để bán sản phẩm của mình. Tôi làm nhạc thị trường, chủ yếu phục vụ giới trẻ nên phải theo xu hướng, sự cạnh tranh càng cao.

Gặp được nhà sáng tạo âm nhạc Nguyễn Thiết có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Anh Thiết hiểu mình cần gì và làm như thế nào để nhạc của mình hay hơn và khác biệt. Có được một nhà sáng tạo âm nhạc như vậy là may mắn đối với cá nhân tôi và các bạn trẻ theo đuổi con đường sáng tác”-anh Tâm cho hay.

Thành công từ “tay ngang”

Tham gia sản xuất những MV có lượt truy cập lớn và nhiều sản phẩm âm nhạc “hái ra tiền” nhưng Nguyễn Thiết lại là một “tay ngang”. Anh kể, trong khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, một người bạn chơi guitar đã dạy anh những nốt nhạc đầu tiên trên cây đàn cũ. Rời quân ngũ và có công việc ổn định là thợ thạch cao cho các công trình xây dựng, nhưng chàng trai 9X vẫn dành một góc trong cuộc sống cho âm nhạc.

Đam mê không rời và quyết tâm theo đuổi, anh đầu tư trang-thiết bị, phòng thu cả trăm triệu đồng để được sống với những phức hợp của âm thanh. Anh chia sẻ: “Sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, buổi tối khi được sống với đam mê âm nhạc, tôi được nạp đầy năng lượng, có nhiều ý tưởng hơn và mọi thứ cứ đến một cách tự nhiên. Đó cũng là cách tôi nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo”.

Nhà sáng tạo âm nhạc Nguyễn Thiết (thứ 2 từ trái sang) cùng nhóm bạn sáng tác nhạc trẻ ở phố núi Pleiku. Ảnh: H.N

Nhà sáng tạo âm nhạc Nguyễn Thiết (thứ 2 từ trái sang) cùng nhóm bạn sáng tác nhạc trẻ ở phố núi Pleiku. Ảnh: H.N

Công việc của nhà sáng tạo âm nhạc giúp Nguyễn Thiết có cơ hội tiếp xúc với giới sáng tác trẻ và hiểu rõ đời sống âm nhạc của thế hệ gen Z. Anh cho biết: “Nhiều bạn trẻ rất giỏi, có năng khiếu và tư duy âm nhạc rất tốt. Họ có triển vọng trong sáng tác, sáng tạo nghệ thuật. Nhưng giới trẻ cần có sân chơi chung, môi trường tốt để những hạt giống âm nhạc phát triển. Tôi từng giúp một số bạn làm nhạc miễn phí vì không phải ai cũng có khả năng trả tiền, nhất là các bạn học sinh, sinh viên”.

Khao khát chinh phục nghệ thuật của T-mix không dừng lại ở đó, nhà sáng tạo âm nhạc này còn ấp ủ một dự án lớn, có thể quảng bá âm nhạc dân gian Tây Nguyên bằng một “giao diện” mới, hiện đại, tiếp cận với số đông. Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ tại sao không kết hợp âm nhạc dân tộc hiện đại mà vẫn mang bản sắc, “linh hồn” Tây Nguyên trong đó.

Tôi muốn làm mới nhạc dân tộc bằng cách sử dụng hình ảnh đặc trưng trong văn hóa, con người Tây Nguyên, các loại nhạc cụ dân gian như đàn đá, t’rưng, goong, sáo tre… vào cùng với nhạc cụ điện tử.

Với sự phát triển của công nghệ số, sản phẩm âm nhạc đó sẽ dễ tiếp cận với số đông hơn, giúp quảng bá giới thiệu Tây Nguyên cùng di sản âm nhạc đồ sộ của vùng đất này. Nhưng dự án này cần có một đội ngũ mới thực hiện được. Tôi tin là mình có ước mơ, khao khát thì sẽ gặp được những người có chung ý tưởng để bắt tay thực hiện, làm được gì đó cho âm nhạc Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Mua nhanh sắm vội

Mua nhanh sắm vội

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.
Khởi nghiệp không như là mơ

Khởi nghiệp không như là mơ

Bên cạnh không ít người trẻ khởi nghiệp thành công thì cũng có khá nhiều trường hợp thất bại. Đâu là những lý do khiến nhiều người phải sớm rời khỏi thương trường?
Gương sáng học nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số

Gương sáng học nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, nhờ chính sách thu hút trong đào tạo nghề, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tìm được hướng đi đúng và có việc làm ổn định. Họ trở thành những tấm gương sáng, lan tỏa tinh thần lập thân, lập nghiệp ở buôn làng.