Nghệ thuật ẩn mình của động vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều loài động vật sử dụng hình dáng, màu sắc hay các đặc điểm khác biệt của cơ thể để hạn chế nguy cơ bị tấn công và thoát khỏi những cuộc truy bắt của kẻ thù.
 

 

Loài cóc sống trong các khu vừng nhiệt đới ở Panama có hình dạng giống như những chiếc lá khô đã ngả màu vàng. Vì sống trong các khu rừng nhiệt đới, nơi dễ bị tấn công và trở thành con mồi của những loài động vật to lớn khác, nên đặc điểm này giúp chúng ẩn mình vào những đám lá và tránh được sự tìm kiếm của kẻ thù.
 

 

Cách ngụy trang của một loài côn trùng thuộc họ muỗm, được gọi là katydid, sống ở rừng nhiệt đới của Panama, là bám vào những cây địa y có màu sắc tương tự như màu da của chúng. Vào ban ngày, loài côn trùng này nằm im bất động trên các thân cây. Chúng thường đi kiếm ăn vào ban đêm.
 

 

Một loài côn trùng tận dụng màu sắc bắt mắt và dễ bị lẫn với các bông hoa lạc tiên để ẩn mình khi gặp nguy hiểm. Khả năng ngụy trang giúp chúng đánh lạc hướng kẻ thù khá hiệu quả.
 

 

Loài côn trùng lá ở Malaysia có vẻ bề ngoài rất giống một loài thực vật, với phần thân có màu sắc và hình dáng của một chiếc lá. Nhờ vào lợi thế này, chúng có thể đánh lừa thị giác của những kẻ săn mồi một cách dễ dàng.
 

 

Để tránh sự tấn công của chim, thằn lằn hoặc những loài động vật săn mồi khác, sâu bọ nhảy có thể khiến kẻ thù giật mình bằng cách xoay người, làm lộ hai đốm đỏ, gây nhầm lẫn với đôi mắt của các loài động vật lớn hơn. Khi quay người vào trong, đôi cánh của con bọ sẽ có màu trùng với màu sắc của vỏ cây.
 

 

Một loài muỗm khác có bộ chân buông dài giống như những nhánh cây con. Để lẩn trốn, loài này thường bám vào các thân cây mảnh có nhiều nhánh cây nhỏ. Tuy nhiên, cách ngụy trang này đôi khi vẫn bị một số loài động vật như khỉ, chim, thằn lằn, ếch, rắn, phát hiện.
 

 

Một loài nhộng bướm được phát hiện ở Costa Rica thường trú trong các chiếc lá cuộn tròn. Khi nhìn ngước lên, đôi mắt giả trên cơ thể con nhộng khiến những con chim nhỏ có ý định tiến lại gần phải sợ hãi và tránh xa.
 

 

Một loài côn trùng được gọi là Hyalymenus nymph có hình dáng và hành động giống như các con kiến ăn nhựa cây. Nhờ đó, các loài có ý định tấn công chúng sẽ tránh xa vì cho rằng đây là những con kiến hung dữ. Tuy nhiên, nếu đàn kiến phát hiện được cách ngụy trang này, chúng sẽ tấn công các con côn trùng.
 

 

Màu sắc bí ẩn và hình dáng giống như một chiếc lá sẽ bảo vệ loài bướm nhiệt đới Geometridae khỏi nguy cơ bị tấn công.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

Không phải ngẫu nhiên con gà có mặt trong mỹ thuật Việt từ rất lâu đời. Những họa tiết trang trí gốm từ thời Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê đã có rất nhiều hình vẽ con gà rất sinh động.
Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Rong ruổi về miền Tây Nam Bộ, ghé thăm Châu Đốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng thốt nốt, đồng lúa xanh ngắt và cuộc sống của người dân làng nổi cá bè.
Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 2979/UBND-NC. Công văn nêu rõ, thời gian qua trên địa bàn một số Cảng Hàng không, sân bay trong nước đã xảy ra hiện tượng sử dụng đèn chiếu tia laser (laze) vào tàu bay khi đang hạ cánh, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hàng không. Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai, tháng 3-2016 tại Sân bay Pleiku đã xuất hiện trường hợp có tia laze chiếu vào buồng lái khi tàu bay của Hãng Hàng không Vietnam Airlines chuẩn bị hạ cánh, gây chói mắt phi công đang điều khiển…
Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Bé có thể làm trò này ngay từ khi còn trong bụng mẹ và một khi đã ra đến ngoài rồi, việc bé ngáp, dù là ngao ngán hay buồn ngủ, cũng đều chỉ làm mẹ thêm say đắm bé mà thôi.