Ngày càng cạnh tranh - Người dân được hưởng lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã xa rồi cái thời chờ chực cả năm trời để được học thi lấy giấy phép lái xe ô tô, hoặc phải nhờ vả, chạy chọt để được học trước. Giờ đây chỉ cần nộp hồ sơ, học viên đã được sắp ngay vào khóa học tiếp theo. Thậm chí nhiều trường còn tăng cường tuyển sinh bằng cách trích “hoa hồng” cho trung gian giới thiệu học viên đến học.

Học viên có nhiều lựa chọn

Có thể nói, thành lập nhiều cơ sở đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô những năm gần đây đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc đào tạo nghề lái xe ô tô. Không những giải tỏa tình trạng dồn ứ, quá tải vốn đã tồn tại khá lâu, tạo điều kiện cho học viên có thêm nhiều lựa chọn mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô hiện nay. Hiện toàn tỉnh đã có 5 cơ sở đào tạo lái xe ô tô (trong đó, có 3 cơ sở thuộc quản lý của quân đội và 2 cơ sở dân sự). Đây thực sự là điều kiện thuận lợi để cho học viên có nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp.

 

Để thu hút học viên nhiều trường đã đầu tư các loại xe tập lái đời mới. Ảnh: Lê Lan
Để thu hút học viên nhiều trường đã đầu tư các loại xe tập lái đời mới. Ảnh: Lê Lan

Tùy mỗi người có một lựa chọn riêng, có người vì gần nhà, có người chọn cơ sở uy tín, cũng có người chọn vì là chỗ quen biết… Trong khi ngồi đợi đến lượt chạy thực hành tại Trường Trung cấp Nghề số 15 (Thuộc Binh đoàn 15), bác Phạm Phước Phép (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chia sẻ: “Tìm hiểu nhiều cơ sở nhưng cuối cùng tôi quyết định học trường này, vừa gần nhà vừa tin tưởng chất lượng hơn vì đây là trường của quân đội, kỷ luật nghiêm. Hiện tôi đã học được 3 tháng, thấy rất tốt nên giới thiệu cho con trai vào học hạng C tại trường”. Còn anh Nguyễn Công Vân (phường Ia Kring, TP. Pleiku) lại cho rằng: “Tôi chọn trung tâm đào tạo nghề tại Gia Lai (thuộc Trường Cao đẳng Nghề số 5, Quân khu 5) vì trung tâm có tỷ lệ học viên thi đậu sát hạch khá cao”…

Không chỉ vậy, việc chỉ đạo giảm học phí theo giá nhiên liệu giảm của Sở Giao thông-Vận tải tỉnh vừa qua là động thái kịp thời, được đánh giá cao đối với công tác quản lý đào tạo của Sở, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của học viên, khuyến thích nhiều người đăng ký học. Theo ông Tăng Xuân Kiên-Trưởng phòng Quản lý Phương tiện và Người lái, Sở Giao thông-Vận tải thì hiện đã có 4/5 cơ sở đào tạo lái xe ô tô điều chỉnh giảm học phí với mức giảm bình quân là 5% (chẳng hạn, tại Trung tâm Dạy nghề Lái xe Ô tô của Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai, học phí hạng B2 từ 6.250.000 đồng giờ giảm xuống còn 5.700.000 đồng- P.V).

Nâng cao chất lượng là yêu cầu tất yếu

 

Sân tập tổng hợp Trường Trung cấp Nghề số 15. Ảnh: Lê Lan
Sân tập tổng hợp Trường Trung cấp Nghề số 15. Ảnh: Lê Lan

Tổng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên toàn tỉnh hiện đã lên đến 2.870 học viên. Đây là con số không nhỏ đối với một tỉnh lẻ như Gia Lai, nhất là khi nhu cầu học lái xe đang ở giai đoạn bão hòa và sự sụt giảm số lượng học viên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy, để tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt trên, việc đầu tư mới trang-thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu tất yếu đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn.

Thượng tá Nguyễn Hồng Giang-Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề số 15 (thuộc Binh đoàn 15) cho biết: Mặc dù chỉ mới triển khai đào tạo nghề lái xe từ tháng 5-2013 (là cơ sở thành lập sau cùng) nhưng nhờ chiếm ưu thế về trang-thiết bị mới, hiện đại (18 chiếc xe Chevrolet Aveo đời 2012 và 2014, 14 xe tải Thaco, sân tập đầu tư mới với thiết bị chấm điểm điện tử… với tổng đầu tư trên 40 tỷ đồng) và quan trọng nhất là trường luôn nhất quán với quan điểm “học thật, dạy thật” nên trường đã thu hút được lượng học viên đăng ký tương đối. Năm 2014, trường đã đào tạo trên 700 học viên, kỳ vọng năm 2015 sẽ có khoảng 1.000 học viên.

Trong khi các cơ sở thuộc quân đội có nhiều thuận lợi từ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn học viên ổn định do có lượng lớn là bộ đội xuất ngũ thì các cơ sở dân sự lại chịu nhiều áp lực, khó khăn. Ông Đoàn Đức Lập-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Ô tô tỉnh Gia Lai cho biết: Nhu cầu học lái xe hiện nay chủ yếu là các đối tượng cá nhân phục vụ gia đình, đối tượng lái xe kinh doanh rất ít. Năm 2014 cơ sở chỉ tuyển sinh được hơn 1.000 học viên (chỉ bằng một nửa so với những năm trước đây). Hiện đơn vị đang tăng cường công tác tuyển sinh tại huyện, cơ sở. Ngoài ra, việc thực hiện giảm 5% đối với học phí do giá nhiên liệu giảm cũng tạo gánh nặng cho đơn vị. Trong khi đội ngũ CBCNV đông, lương tăng, chi phí vật tư cao…

Bên cạnh đó, việc siết chặt công tác đào tạo, sát hạch thời gian qua của các cấp quản lý cũng góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều khóa học đã bị đình chỉ vì không đảm bảo các tiêu chuẩn quy trình đào tạo. Vì vậy, dù số lượng đào tạo khá đông (gần 8.000 học viên) nhưng trong năm 2014, tổng số giấy phép lái xe ô tô cấp mới chỉ có 4.555 cái, tức là chỉ 60-70% đạt kỳ thi sát hạch quốc gia. Ngoài ra, việc Sở Giao thông-Vận tải tỉnh phát hiện 21 giấy phép lái xe ô tô giả vừa qua cũng đã góp phần tích cực trong công tác quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.