Mua nhanh sắm vội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.

Báo cáo từ nền tảng TikTok năm 2024 cho thấy, shoppertainment đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử, thông qua việc phát triển nội dung đa kênh. Chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giá trị thị trường này được TikTok dự kiến đạt 1 ngàn tỷ USD vào năm 2025.

Mỗi phiên livestream theo kiểu vừa bán hàng vừa tăng tính giải trí này được đầu tư khá bài bản. Ngoài sự tham gia của các KOC (Key Opinion Consumer, được hiểu là người dùng sản phẩm và đưa ra cảm nhận trên các nền tảng mạng xã hội), người nổi tiếng, còn có riêng một đội ngũ hỗ trợ lên nội dung, trang phục, kiểu trang điểm để phù hợp với các sản phẩm mở bán và có thể tạo ra tiếng cười cho người dùng xem phiên bán hàng.

Chốt đơn hai cái áo thun chỉ vì phiên livestream quá vui, các KOC tham gia phiên bán hàng hóa trang thành hình ảnh chú vịt in trên áo, Cao Thị Yến Linh (23 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ quận 1, TPHCM) chia sẻ: “Đôi khi không cần mua sắm gì tôi cũng coi livestream, các bạn KOC nói chuyện rất cuốn hút. Nhiều khi tính coi cho vui, vui quá rồi chốt cả chục đơn hồi nào không hay, hàng nhận về xài thì ít mà để đó thì nhiều. Có lần tôi chốt cái máy ép trái cây chậm, ép được một lần rồi thôi, còn lại muốn uống nước ép thì mua cho nhanh”.

Để người dùng nhanh chóng đưa sản phẩm vào giỏ hàng, các mặt hàng livestream không chỉ đa dạng mà giá cũng rẻ chưa từng thấy. Cái áo thun chưa đến 30.000 đồng, thỏi son 20.000 đồng hay đôi dép “săn” đúng giờ mở phiên giá chỉ 1.000 đồng… khiến người mua dù không có nhu cầu cũng chốt đơn, vì không nỡ bỏ qua một phiên giá rẻ. “Tôi mua cùng loại, nhưng 5 cái áo với 5 màu khác nhau, để dành mặc chụp hình, đi chơi hay đi cà phê. Mua đồ giá rẻ thì không thể đòi hỏi xịn như đồ hiệu, nhưng bù lại chụp hình đăng lên trang cá nhân rồi muốn bỏ thay áo khác cũng không tiếc lắm, vì giá đâu có đáng bao nhiêu”, Đỗ Thu Nhàn (24 tuổi, nhân viên truyền thông, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) chia sẻ.

Thói quen mua nhanh sắm vội cũng tạo ra một khối lượng lớn rác thải thời trang theo mốt, theo mùa… Tuy nhiên, sức hút của việc “chốt đơn” khi xem livestream kiểu giải trí có ngừng lại hay không phụ thuộc vào mức độ tỉnh táo của các “thượng đế” trẻ, khi nhịp sống 4.0 gần như rất khó để người ta tách mình khỏi các xu hướng đang thịnh hành trên mạng.

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp?

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.