Một tuần xử phạt 28 xe quá tải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-  “Việc cân tải trọng xe nên làm đồng bộ, làm dứt điểm để từ đó đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải  kiến nghị lên Chính phủ tăng cước vận tải hàng hóa, như vậy may ra lái xe mới có thể an tâm làm nhiệm vụ”-đó là tâm sự của đa số các tài xế điều khiển xe tải lưu thông qua tuyến quốc lộ 19 (TP. Pleiku).

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải đang làm nhiệm vụ. Ảnh: Tú Uyên
Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải đang làm nhiệm vụ. Ảnh: Tú Uyên

Trước thực trạng xe chở quá tải trọng cho phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông và là nguyên do khiến hệ thống cầu đường xuống cấp, hư hỏng, Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện đưa trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động số 55 (sau đây gọi là trạm) vào hoạt động tại Km 159+900 quốc lộ 19 thuộc địa phận xã Chư Á, TP. Pleiku. Đây là nơi giao nhau giữa địa phận thành phố với các huyện, xã lân cận; thích hợp đặt thiết bị đo và kiểm soát tải trọng các phương tiện tham gia giao thông. Trạm hoạt động liên tục 24/24 giờ vào tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Mỗi ngày chia 3 ca làm việc, vì vậy cần có lực lượng hỗ trợ kịp thời. Mỗi ca trực bao gồm Thanh tra Sở (2 người); thanh tra Chi cục Quản lý Đường bộ III (1 người); Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh (2 người); Cảnh sát Bảo vệ và Cơ động Công an tỉnh (1 người); kiểm soát quân sự thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (1 người).

Đến nay, sau một tuần đi vào hoạt động, từ ngày 2 đến 7-4 đã có 107 xe lên cân kiểm tra tải trọng. Trong đó, phát hiện 28 xe vi phạm chở quá tải trọng cho phép. Trạm đã tiến hành lập biên bản xử phạt tổng cộng 83.200.000 đồng nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy vậy, sau một tuần thực hiện, tình trạng xe né trạm, các tài xế không chịu cho xe qua trạm xảy ra rất nhiều. Bằng việc lái xe không cho xe lưu thông qua lại tuyến đường đặt trạm mà chạy vào các tuyến đường liên xã thuộc các xã An Phú, Chư Á, Chư Hdrông đã làm hư hại đường và ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, gây bức xúc cho nhân dân.

 

Xe lên cân kiểm tra tải trọng. Ảnh: Tú Uyên
Xe lên cân kiểm tra tải trọng. Ảnh: Tú Uyên

Vì là lần đầu triển khai thực hiện chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một số rủi ro: thiết bị cân điện tử gặp một vài trục trặc về tín hiệu, thao tác; thiết bị không thích hợp trong điều kiện thời tiết mùa mưa, các lái xe thường lạm dụng tình huống này để trốn tránh.

Anh Đặng Sỹ Hoàng-lái xe của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Huy Vũ (An Nhơn, Bình Định), nói: “Nếu xe chở đúng tải trọng thì tài xế sẽ phải chịu thiệt thòi, chở quá tải thì nộp phạt. Như thế thì khỏi chạy khỏe hơn”. Một ví dụ điển hình từ các lái xe cho biết: Xe có tải trọng cho phép 15 tấn thì chúng tôi phải chở 46 tấn trở lên mới mong dư được 2 triệu đồng sau khi đã khấu trừ các chi phí. Nay cho xe lên cân chắc chắn sẽ phải nộp phạt từ 7 đến 9 triệu đồng. Cùng với quan điểm của anh Hoàng kể trên, các bác tài đều thống nhất ý kiến  việc cân tải trọng xe nên làm đồng bộ, làm dứt điểm để từ đó đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải  kiến nghị lên Chính phủ tăng cước vận tải hàng hóa, như vậy may ra lái xe mới có thể an tâm làm nhiệm vụ.

 

Loạt xe nối đuôi nhau không chịu qua trạm cân tại quốc lộ 19. Ảnh: Tú Uyên
Loạt xe nối đuôi nhau không chịu qua trạm cân tại quốc lộ 19. Ảnh: Tú Uyên

Xe chở đúng trọng tải mang lại nhiều lợi ích. Về phía lái xe: an tâm lưu hành trên đường bộ, làm tốt trách nhiệm. Về phía doanh nghiệp: đảm bảo chất lượng phương tiện vận tải; an tâm trong công tác trung chở hàng hóa, kinh doanh đúng quy định. Về phía xã hội: bãi bỏ được hình ảnh phản cảm trong mỗi người dân về xe quá khổ, quá tải trọng; đảm bảo chất lượng cầu đường, trật tự an toàn giao thông.
 

Ông Tạ Quang Hùng-Chánh Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Gia Lai, nói: “Hiệu ứng của việc đưa trạm cân lưu động vào hoạt động đã là quá rõ ràng. Trong tuần qua số xe ô tô chở quá tải trọng đã giảm hẳn vì sợ bị phạt tiền và tước giấy phép lái xe. Nhiều lái xe cũng đã đối phó bằng cách hạ tải khi qua trạm cân, một số tìm cách né trạm, cho xe chạy vào các tuyến đường tránh hoặc đậu đỗ trên đường để sang tải thì đã có lực lượng tuần tra xử lý việc dừng, đậu trái quy định”..

Tú Uyên

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

(GLO)- Tiểu đoàn SPG-9 (Tiểu đoàn 15), Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 được trang bị hỏa lực mạnh, cơ động nhanh là một trong những lực lượng chủ công của Sư đoàn 320 khi thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ địa bàn.


Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Cùng với lực lượng Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) cả nước, Phòng CSCĐ (tiền thân là lực lượng An ninh vũ trang thuộc Ban An ninh Gia Lai) đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh để tiến lên hiện đại. Với những chiến công xuất sắc, Phòng CSCĐ được Đảng, Nhà nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý.