Múa Lân-Sư-Rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và hanh thông.
Nghệ thuật này ra đời từ cách đây hơn 1.500 năm và chân của những người Hoa lập nghiệp trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam.
Trẻ con thích thú bên các hiện vật của đoàn múa Lân - Sư - Rồng
Quan niệm của người Á Đông, múa Lân tạo nên sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, mọi việc trong năm được thuận lợi. Hình ảnh con lân được người Trung Quốc thờ trong Thái Miếu ngay từ thời Khổng Tử và xếp vào bộ tứ linh là Long - Lân - Quy - Phụng.
Trong quá trình biểu diễn múa Lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, Lân quỳ: nhịp trống chậm lại, Lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, Lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, Lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi
Được bố điệu trên vai, bé gái vừa bú sữa vừa dõi mắt về hướng đoàn Lân đang biểu diễn
Lân mang nhiều sắc mặt: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ba đầu Lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu Lân này thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và Lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).
Ngày xưa đoàn Lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay Lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục
Đoàn Lân đang múa bài Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng với ý nghĩa cầu chúc an khang
Người xem tặng quà tiền, con lân múa theo nhịp trống và từ từ tiến lại ngậm
Tương truyền, con lân thuở xưa là ác thú, sau đó một nhà sư cho một đệ tử bụng phệ (ông Địa), lúc nào cũng cầm cây quạt trong tay... đi tìm con mãnh thú này tiêu diệt. Sau khi chiến đấu, người này tha chết và con Lân theo hầu hạ người này. Chính vì vậy đoàn Lân nào bắt buộc cũng phải có ông địa dẫn đường, mục đích khống chế tính hung hăng của con mãnh thú
Người dân đứng xem màn biểu diễn ấn tượng đầu xuân
Đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 được đầu tư công phu, sắp đặt đầy tính nghệ thuật từ những mô hình dân gian kết hợp công nghệ, đặc biệt là những chú heo linh vật đủ mọi sắc thái cảm xúc ngộ nghĩnh.
Những ngày qua, nhiều người đam mê cây kiểng, đặc biệt là mai vàng đã bị thu hút bởi những cây mai hàng trăm tuổi, có giá tiền tỷ từ các tỉnh, thành miền Tây hội tụ về TP Cần Thơ.
Lương Giang xuất hiện tươi tắn, rạng rỡ trong bộ ảnh xuống phố đón xuân. Bộ ảnh như món quà và lời chúc mừng năm mới mà Lương Giang gửi tới người hâm mộ.
Đường hoa được thi công trên đường Nguyễn Tất Thành (TP Buôn Ma Thuột) từ nguồn thu cho thuê mặt bằng, vỉa hè bán chợ hoa Tết Mậu Tuất và một phần từ xã hội hóa.
Làng mai Phước Định có hơn 10 nghìn gốc nở rộ vào ngày đầu năm. Không chỉ ngắm mai, đến đây, nhiều người còn cảm nhận được không khí trong lành, cuộc sống bình yên của người miền Tây.
Khi những thời khắc cuối cùng của năm Bính Thân 2016 dần qua đi, khép lại một năm biến động với nhiều sự kiện đáng nhớ trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia có truyền thống đón Tết âm lịch lại náo nức đón chào năm mới Đinh Dậu với nhiều niềm tin và hy vọng.
Có giá bán dao động từ 2 - 5 triệu đồng/cây nhưng loại quất bon sai hình con gà là cây cảnh được nhiều người ưu chuộng, tìm mua trong dịp tết Nguyên đán năm nay.
Hình ảnh con gà trong tranh Đông Hồ được thể hiện đa dạng, phong phú với nhiều ý nghĩa khác nhau, phản ánh sâu sắc văn hóa dân gian, lễ nghĩa, phong tục tập quán của người Việt từ thời xa xưa.