Những ngày ở Lào, tôi có nhiều buổi theo chân các nhà sư đi khất thực quanh phố Pakse, tỉnh Champasak. Mỗi buổi sáng, khoảng 6 giờ, các nhà sư tập trung tại ngôi chùa lớn Wat Luang ở đầu cầu Pakse. Sau khi ổn định vị trí, các nhà sư bắt đầu khất thực quanh phố. Đi đầu là các “hủa chua” (những sư tu lâu năm) và các “a chang” (sư thầy), sau đó là các sư trẻ, tì kheo, sa di. Tất cả đều không mang giày dép. Đến mỗi ngã tư, ngã ba, đoàn khất thực lại chia nhỏ để tỏa về các xóm.
Theo truyền thống của Phật giáo Nam tông, mỗi buổi khất thực các sư không đi quá bảy nhà, lần lượt thứ tự mà đi, không phân biệt khu vực giàu nghèo, thức ăn ngon dở; không bỏ sót nhà nào, không ngó qua ngó lại, không được mở miệng nói chuyện, không đứng trước cửa chợ. Bình bát thường làm bằng gốm sứ tráng men, không được làm bằng các kim loại quý, làm bằng đồng hoặc mạ bạc, có dây đeo và nắp đậy bằng vải.
Các nhà sư khất thực. Ảnh: K.N.B
Người dân quỳ bên đường chờ sẵn hoặc đặt lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ trước cửa mỗi nhà để dâng lễ vật (gọi là “xăng cà vai”). Họ thường khoác “cà piêng” (một tấm vải mang chéo qua người, thêu hoa văn rất đẹp, được coi như áo tràng của người Việt) và không mang giày dép để thể hiện lòng thành kính. Lễ vật thường là xôi, trái cây, bánh các loại, nước lọc hoặc các thức ăn chín, để các sư độ nhật trong ngày. Không được dâng các lễ vật sống, các thức ăn chiên xào và tiền. Các sư thầy đến nhận đồ khất thực và không quên cầu nguyện, ban phước cho mọi người. Nước dâng lễ được tạt xuống đất hoặc vào cây cối như gửi tới người đã khuất những lời thỉnh nguyện an lành. Sau khi đi đủ một vòng quanh phố, các sư tập trung về chùa dùng bữa sáng.
Mỗi ngày, các sư chỉ ăn một bữa duy nhất trước khi trời đứng bóng. Vật phẩm khất thực thường được chia ra làm bốn phần: Phần nhường cho các sư đồng tu nếu họ không có hay có ít, phần dành cho người nghèo, phần dành cho con vật sống chung như chó, mèo và phần còn lại dành cho người khất thực dùng. Khi dùng thức ăn, người tu hành chỉ xem đó là việc duy trì sự sống, không ham ngon, không bỏ dở. Từ đó cho đến trưa hôm sau, các sư thầy tham gia các hoạt động thiền định, lễ bái, học tập, rèn luyện thân thể mà không được ăn uống, kể cả sữa; chỉ uống nước lọc, có thể ngậm kẹo nhưng không được nhai.
Ngày đầu tháng, các sư không đi khất thực mà người dân vào chùa dâng lễ (gọi là “kò vạt”). Mỗi người mang vật dâng lễ trong một chiếc bát lớn, thắp nhang đèn đặt trước mặt và cùng cầu nguyện với các sư. Trước khi vào chánh điện, họ chỉnh đốn lại trang phục và nhất thiết phải mặc “cà piêng”. Các cao tăng tọa thiền tại vị trước chánh điện, người dân dâng lễ vật trực tiếp cho các vị ấy. Các sư trẻ đặt bình bát trên một chiếc bàn dài, người dâng lễ xếp thành hàng, lần lượt bỏ các vật phẩm vào từng bình bát. Sau buổi lễ, các sư trẻ tự xuống lấy bình bát của mình.
Khất thực là một trong nhiều hình thức tu tập của người theo đạo Phật có từ khi Phật Thích Ca khai sáng. Truyền thống này giúp cho người tu hành vừa độ nhật vừa bỏ lòng sân si, tâm kiêu căng, ngã mạn và gián tiếp tạo công đức cho người cúng dường vật phẩm. Ở Lào, khất thực trở nên một nếp sinh hoạt quen thuộc với mỗi người dân. Đây là một nét văn hóa độc đáo của đất nước Phật giáo hiền hòa, yên bình này.
(GLO)- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây diễn ra khá phức tạp. Mặc dù quy mô khai thác nhỏ lẻ, thủ công nhưng với kiểu khai thác bừa bãi như hiện nay sẽ làm cho nguồn tài nguyên sớm bị cạn kiệt.
(GLO)- Trong hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, có những nghĩa trang đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt bởi những nghĩa trang ấy không có phần mộ như ở đất liền, hoặc có phần mộ nhưng chỉ một thời gian ngắn lại di dời hài cốt các liệt sĩ về đất mẹ. Đó là nghĩa trang của những liệt sĩ hy sinh ngoài vùng biển, đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Họ là những người con đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho bình yên của biển đảo giữa ngàn khơi Tổ quốc.
(GLO)- “Đến hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con huống chi là con người, là mẹ. Dạo gần đây, một vài vụ án đau lòng xảy ra khi chính mẹ đẻ lại đang tâm giết chết con mình khiến dư luận hết sức bất bình, phẫn nộ. Người bình thường chẳng ai làm thế, chỉ có những người rối loạn tâm thần sau sinh, mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mới gây ra những việc đau lòng như trên.
(GLO)- Tuyến đường nhựa liên xã Ia Chía-Ia O (huyện Ia Grai) dài khoảng 20 km đã bị hư hỏng nặng. Lòng đường, đặc biệt là đoạn đi qua làng Kon Ngó (xã Ia Chía) dài khoảng 2 km đã bị bong tróc gần hết lớp nhựa mặt đường, rất nhiều vị trí đã hình thành những ổ trâu, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với người tham gia giao thông.
(GLO)- Hiện nay, bà con nông dân Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch bơ chính vụ 2017. Theo đánh giá của nhiều người, vụ bơ năm nay tuy năng suất giảm nhưng bù lại giá bán tăng nên bà con vẫn thu lãi lớn.
(GLO)- Tuần qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã làm cái việc không nên làm, đó là công khai danh sách 300 ca khúc nhạc đỏ được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều bài hát rất quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là bài “Tiến quân ca“ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Câu chuyện đã gây nên một sự phản ứng dữ dội trong xã hội, đến nỗi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ra văn bản yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
(GLO)-Bất chấp những tai nạn bất ngờ xảy ra, trưa 22-5, trên đường Hùng Vương, chủ xe ô tô tải BKS: 81C-119.68 và 1 xe khác (không rõ BKS) cùng chở tấm bảng hiệu lớn, cồng kềnh, vượt kích thước quy định di chuyển trong nội thành vào thời điểm đông người qua lại.
(GLO)-Các loại rác thải từ phế liệu xây dựng đến rác sinh hoạt hộ gia đình được vứt bỏ tràn lan bên đường. Đó là hình ảnh ghi nhận trên đường Hoàng Sa, xã Diên Phú-thành phố Pleiku. Ngoài việc gây mất mỹ quan đô thị, những bãi rác ở đây còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người dân.
(GLO)- Chưa đầy một tháng nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là dịp để các em có những giờ phút vui chơi, giải trí, bổ sung năng lượng trước khi bước vào năm học mới. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng là nỗi lo thường trực về sự gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ em trong dịp này.
(GLO)- Nhiều năm nay, tuyến đường liên thôn từ ngã ba đường Trường Sơn Đông nối thôn Mê Linh với các buôn H'Mung, Nung, Uôr của xã Chư Drăng (huyện Krông Pa) bị hư hỏng nặng, gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại.
(GLO)- Lợi dụng danh nghĩa đòi công lý, bảo vệ môi trường biển, thời gian qua, một số đối tượng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin đi biểu tình, gây rối, phủ nhận sự nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương trong việc giải quyết hậu quả sự cố môi trường Formosa, phá hoại kinh tế, cố tình tạo bất ổn để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Những âm mưu ấy phải được ngăn chặn và nghiêm trị, nhằm giữ kỷ cương phép nước, bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
(GLO)- Hội chứng Philophobia không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn tác động về mặt thể chất, như thường xuyên khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy, khóc lóc, ngược đãi bản thân, hay lên cơn hoảng loạn và có một sự thôi thúc phải chạy trốn. Đó cũng là lý do tại sao có người đã bỏ chạy ngay trước đám cưới
(GLO)- Suối Gò Yầu đoạn chảy qua xã Chư Răng, huyện Ia Pa đang bị ô nhiễm bởi tình trạng vứt rác thải vô ý thức của người dân trong khu vực, đặc biệt là ở đoạn cầu tràn từ trung tâm xã Chư Răng đi thôn Lê Tù. Cầu tràn này cách chợ xã Chư Răng chừng 100 mét nên các tiểu thương thường mang rác thải ở chợ để vứt xuống dòng nước tại đây.
(GLO)- Tại cầu công viên nối phường Yên Đổ (TP. Pleiku) với xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) những đống rác đủ loại ngày càng tràn ra mặt đường. Không chỉ người dân sinh sống gần bãi rác mà người đi đường đều cảm thấy rất khó chịu vì bãi rác tự phát này.
(GLO)- Đô thị ngày càng phát triển, không gian vui chơi, sinh hoạt ngày càng thu hẹp. Chính vì thế, những hoa viên trong thành phố chính là lựa chọn của người dân để lui tới thư giãn, tận hưởng không gian trong lành. Tuy nhiên, những hoa viên này do ít được duy tu, sửa chữa đã xuống cấp trầm trọng.
(GLO)- Trên mọi tuyến xe buýt, tài xế hoặc tiếp viên thường mở nhạc, thông qua loa trong ca-bin, phát ra rả suốt hành trình dài. Cứ tưởng chuyện này nhỏ nhặt, nhưng thật ra là cả vấn đề rắc rối.
(GLO)- Hơn 10 năm nay, hàng chục hộ dân sống tại hẻm 49/1 đường Đồng Tiến (tổ 4, phường Ia Kring, TP. Pleiku) luôn đối diện với nguy cơ tai nạn giao thông, khi hai cột điện nằm chình ình giữa hẻm, ngay đầu lối vào.
(GLO)- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mấy năm gần đây, trên địa bàn TP.Pleiku, các loại hình dịch vụ cũng phát triển như “nấm sau mưa“. Có thể kể ra đây hàng loạt dịch vụ như: nhà sạch, mua bán nhà đất, gia sư, khoan cắt bê tông, hút hầm cầu…
(GLO)- Con đường giao thông nông thôn 135 có chiều dài khoảng 2 km đường nhựa từ làng Út 1, xã Ia Hrung đến ngã tư làng Út 2, xã Ia Bă, huyện Ia Grai từ hơn 1 năm nay có rất nhiều xe tải nặng qua lại thường xuyên nên nhiều đoạn đường bị rạn nứt, bong tróc hết lớp nhựa, có đoạn sụt lún tạo thành ổ gà, ổ voi gây trở ngại cho người tham gia giao thông.
(GLO)- Đó là câu hỏi được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tại những buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và HĐND các cấp. Ấy thế mà đến nay, huyện Chư Prông vẫn chưa có bến xe khách để phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
(GLO)- Những ngày đầu Xuân, lượng du khách đến với Biển Hồ (TP. Pleiku) ngày càng đông. Trái với vẻ đẹp tự nhiên từ bên ngoài, càng đến gần, Biển Hồ càng xấu đi trong mắt khách du lịch bởi sự nhếch nhác, dù trước đó ngành chức năng và TP. Pleiku đã nhiều lần chấn chỉnh.
(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Pleiku đang thụ lý vụ chết người xảy ra lúc khoảng 19 giờ 50 phút, ngày 12-1-2017 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, thuộc phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.