Gói giải cứu thuế sẽ có hiệu lực ngay sau khi ban hành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất sẽ theo hướng cụ thể hóa để áp dụng luôn, không cần thông tư hướng dẫn và sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành.
 
Nhiều trung tâm thương mại vắng vẻ. Ảnh: Khả Hòa
Ngày 18.3 là hạn cuối góp ý cho dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, nhằm kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng hoạt động, sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19.
Trước đó, Bộ Tài chính dự thảo gói có giá trị khoảng 30.100 tỉ đồng gồm miễn, giãn, giảm thuế… trong 5 tháng (không có tác động làm hụt thu ngân sách trong năm 2020 mà chỉ giãn thời gian đóng thuế) trên 22 lĩnh vực.
Tuy nhiên, hôm qua, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung 5 nhóm đối tượng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, gồm: các dịch vụ vui chơi, giải trí như thư viện, bảo tàng, chiếu phim, sân khấu, dịch vụ biểu diễn, khu vui chơi, khu bảo tồn, công viên, các dịch vụ thể thao (trừ các hoạt động sáng tác, xổ số, cá cược và đánh bạc); cho thuê mặt bằng, bất động sản thương mại, cho thuê sân khấu, hội trường, khu làm việc chung (co-working space); dịch vụ giáo dục; các dịch vụ phục vụ cá nhân khác có sự tiếp xúc trực tiếp như cắt tóc, làm đầu, gội đầu, massage, spa, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hoạt động trợ giúp xã hội; và dịch vụ hôn lễ.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), cho biết còn những ý kiến khác nhau Bộ sẽ tiếp thu, nghiên cứu. Tuy nhiên, Bộ Tài chính soạn thảo các chính sách hỗ trợ phải dựa vào tổng hợp tình hình thiệt hại từ các bộ, ngành, tình hình thực tế, còn phải căn cứ vào thẩm quyền của Chính phủ quy định trong luật.
Đáng chú ý, theo ông Thi, dự thảo nghị định này cũng khá linh hoạt ngay cả với DN kinh doanh nhiều ngành nghề, chỉ cần có 1 ngành nghề thuộc đối tượng hoãn thuế thì DN đó vẫn được áp dụng. Đồng thời, nghị định sẽ theo hướng cụ thể hóa để áp dụng luôn, không cần thông tư hướng dẫn và sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành.
Tiêu Phong (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Vốn tín dụng ưu đãi giúp nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để làm nhà ở. Ảnh: Kim Liên

Phú Thiện: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 406 tỷ đồng

(GLO)- Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, tổng dư nợ qua 16 chương trình tín dụng chính sách tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt hơn 406 tỷ đồng, giúp cho hơn 10.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
10 tỉnh thành hút vốn FDI lớn nhất cả nước

10 tỉnh thành hút vốn FDI lớn nhất cả nước

(GLO)- Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch-Đầu tư), 5 tháng đầu năm 2024, đứng đầu cả nước về hút vốn FDI là Bà Rịa-Vũng Tàu, kế đến lần lượt là Hà Nội, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh...
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.