Giữ trật tự nơi công cộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chủ nhật vừa rồi, tôi đưa 2 đứa con đến ăn ở quán gà rán. Khi tôi muốn tranh thủ vừa ăn, vừa cùng nhau trò chuyện một chút nhưng xem ra rất khó. Tiếng nhạc từ loa, nhân viên chạy bàn, tiếng trẻ con la hét, tiếng người lớn cười đùa trò chuyện khiến không gian chật hẹp của quán đã ồn càng bí bách hơn. Tôi nói nhỏ với các con: “Ăn nhanh rồi mình về. Ồn quá, mẹ ngồi lâu e không chịu được”. Sau đó, tôi muốn tìm quán cà phê yên tĩnh ngồi thư giãn nhưng đến quán nào cũng thấy tấp nập, náo nhiệt, nói cười rôm rả.

Tôi chợt nhớ tới nhà hàng ngoài trời của em gái mình. Quán bán thức ăn Tây, 90% khách của quán không phải người Việt. Tôi đã từng khá ngạc nhiên khi biết rằng, dù quán bán rượu bia, du khách đến ăn uống, chúc tụng nhau khá đông, nhưng họ cũng chỉ nói đủ nghe, trong phạm vi không gian bàn mình ngồi. Tiếng nhạc mở cũng rất nhẹ nhàng, người nói đủ nghe khiến không gian ăn uống rất thư giãn. Nếu có tiệc đông người, họ sẽ yêu cầu sắp bàn riêng biệt để có thể nói to hơn một xíu. Khi tôi thử nghiệm bằng cách mang “thói quen nói to” vào quán thì lâu lâu lại có những ánh mắt ở bàn phía đối diện ái ngại nhìn sang. Em gái tôi giải thích: “Họ ăn trong im lặng là lịch sự”. Vậy là, tôi điều chỉnh volume của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Sau nhiều lần đi nhẹ, nói khẽ nơi công cộng, tôi nghiệm ra rằng, việc nói chuyện với nhau ở mức độ âm thanh vừa đủ khiến chúng ta phải lắng nghe, quan sát, qua đó tăng chất lượng cuộc trò chuyện.

Trường tôi đang dạy, học sinh ở nội trú có quy tắc xếp hàng và ăn trong yên tĩnh, trường hợp các bạn nói chuyện, các thầy cô khẽ nhắc nhẹ: “Các em muốn nói chuyện cứ tự nhiên, miễn là trật tự”. Mấy tháng làm việc ở môi trường mới, đồng nghĩa với bữa ăn của hơn 200 người không có tiếng ồn ào, chỉ có tiếng đũa thìa lách cách và tôi quen với điều đó.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen nói to nơi công cộng xuất phát từ xã hội nông nghiệp, người ở làng gọi nhau í ới ra đồng, rồi dần quen. Nhưng hiện tại, dân số sống ở đô thị tăng lên, công nghệ len lỏi trong từng ngõ ngách của đời sống. Có những hành vi của “ngày xưa” sẽ không còn phù hợp, nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng. Nhất là khi tính cá nhân, riêng tư được đề cao thì việc cùng nhau bảo vệ không gian công cộng là điều cần thiết được nhắc nhở từ môi trường gia đình, trường học đến xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.