Gia Lai: Phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và phạm nhân nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 11-5, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Trại giam Gia Trung (Cục 10, Bộ Công an), Công an tỉnh Gia Lai ký kết "Chương trình phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2022-2025".   

Tham dự lễ ký kết có Đại tá Nguyễn Văn Tuấn-Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục 10; đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Trại giam Gia Trung, Công an tỉnh.

 Đại diện Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Trại giam Gia Trung, Công an tỉnh ký kết chương trình phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân nữ trong độ tuổi thanh niên. Ảnh: Phan Lài
Đại diện Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Trại giam Gia Trung, Công an tỉnh ký kết chương trình phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân trong độ tuổi thanh niên. Ảnh: Phan Lài


Trong giai đoạn 2016-2020, các đơn vị đã phối hợp tổ chức 60 buổi tuyên truyền giáo dục, tư vấn phòng-chống lao, ma túy và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho 3.285 lượt phạm nhân; trong đó có 1.581 phạm nhân trong độ tuổi thanh niên. Các đơn vị đã chủ động phối hợp với lực lượng Công an, các cấp Hội, cơ quan, ban, ngành địa phương theo dõi, hỗ trợ những thanh niên đã chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, các đối tượng thanh niên chậm tiến có nguy cơ vi phạm pháp luật cao; tổ chức chương trình giao lưu gặp gỡ “Thắp sáng ước mơ vì ngày mai tươi sáng”, “Tuyên dương thanh niên hoàn lương tiến bộ tỉnh Gia Lai”, “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tư vấn pháp luật cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên.

Bên cạnh đó, các đơn vị đã tổ chức hoạt động kết nối giữa phạm nhân với các doanh nghiệp trên địa bàn; Trại giam Gia Trung thường xuyên mở các lớp hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngay từ khi họ đến chấp hành án. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh đã phối hợp trao tặng 2.200 cuốn sách và quà tết cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và phạm nhân nữ có con nhỏ theo mẹ đang chấp hành án tại Trại giam Gia Trung.

Tại buổi lễ, đại diện các đơn vị ký kết chương trình phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2022-2025. Chương trình phối hợp với các nội dung: tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp Hội và của thanh niên đối với công tác giáo dục cải tạo phạm nhân trong độ tuổi thanh niên; phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, kỹ năng sống và chăm sóc sức khỏe cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con phạm nhân đang ở cùng mẹ trong trại giam; tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và tạo việc làm, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng…

Cùng ngày, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp Trại giam Gia Trung tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, giai đoạn 2022-2026”.

Qua 5 năm (2016-2021) triển khai chương trình, công tác phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp Hội đối với công tác giáo dục phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng đạt nhiều kết quả thiết thực. Định kỳ hàng năm, Hội Phụ nữ Trại giam Gia Trung đều phối hợp tổ chức tọa đàm giao lưu văn nghệ “Ước mơ ngày trở về”, thi cắm hoa cho phạm nhân nữ. Các cấp Hội Phụ nữ đã theo dõi, hỗ trợ 260 phạm nhân nữ sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, giúp họ yên tâm lao động sản xuất và tích cực tham gia sinh hoạt Hội. Trại giam Gia Trung phối hợp Trường Cao đẳng Gia Lai mở 2 lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ cho 75 phạm nhân nữ; phối hợp dạy nghề may cho 140 phạm nhân nữ.

Tại buổi lễ, hai đơn vị đã trao đổi, thống nhất và ký kết chương trình phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2022-2026. Theo đó, trong chuỗi hoạt động ký kết, các đơn vị sẽ phối hợp thực hiện các nội dung: mời các báo cáo viên nói chuyện, tuyên truyền giáo dục cho phạm nhân nữ; mời phụ nữ hoàn lương tiêu biểu chia sẻ kinh nghiệm tái hòa nhập cộng đồng, khởi nghiệp thành công; xây dựng các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ phạm nhân nữ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống…

 

PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.