(GLO)- Nhiều tháng qua, hạn hán xảy tại một số địa phương của tỉnh Gia Lai làm ảnh hưởng đến cây trồng. Đã có nhiều vườn hồ tiêu, cà phê ở huyện Đức Cơ chết khô vì thiếu nước tưới khiến người dân phải chặt bỏ. Nắng hạn đã làm hàng trăm hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Nhiều hộ dân phải nạo vét giếng sâu hơn để tìm nguồn nước cho sinh hoạt và cứu cây trồng. Một số đơn vị quân đội dùng xe chở nước cung cấp cho người dân chống chọi qua đợt hạn này.
Thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 15-5, toàn tỉnh có 12 huyện, thị xã, thành phố gồm: Đak Đoa, Chư Pah, Mang Yang, Chư Sê, Kbang, Đak Pơ, Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê và TP. Plieku có cây trồng bị thiệt hại do hạn hán gây ra với diện tích 2.875,97 ha. Trong đó, 1.209,54 ha cây trồng bị thiệt hại trên 70%, thiệt hại từ 30-70% là 1.495,94 ha, thiệt hại dưới 30% là 170,49 ha, ước tổng thiệt hại trên 53,2 tỷ đồng.
Nhiều ha cây cà phê của các hộ dân ở xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ bị khô cháy vì nắng hạn.
1 ha cây cà phê của anh Nguyễn Bá Huấn, làng Bua, xã Ia Pnôn phải chặt bỏ do khô cháy vì nắng hạn.
Ông Đinh Phát-Trưởng thôn Tơ Drah, xã Bar Măih, huyện Chư Sê bên một ruộng lúa bị giảm năng suất 50-70% do nắng hạn.
Liên tục nhiều tháng không có mưa nên các cánh đồng ở xã Đất Bằng, huyện Krông Pa đều phải bỏ trống.
Người dân buôn Ma Giai, xã Đất Bằng tranh thủ đi mót nước còn sót lại ở các hố trũng.
Người dân xã Đak Hlơ, huyện Kbang đào giếng để tìm nước tưới cho cây trồng.
Người dân làng Kep 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah nạo vét giếng để có nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) chở nước sinh hoạt cấp cho người dân làng Sơn, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ.
Tuy lượng nước sinh hoạt do Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) cung cấp cho người dân làng Sơn không nhiều nhưng phần nào giúp dân làng chống chọi qua đợt hạn này.
Phần lớn diện tích mía của người dân thôn 2, xã Kông Pla, huyện Kbang không mọc được vì bị ảnh hưởng nắng hạn.
Ngọc Sang-Lê Nam