(GLO)- Kể từ đầu tháng 7-2017, khi Nghị định số 52/2017/NĐ-CP có hiệu lực, các địa phương sẽ không được cấp phát mà phải vay lại vốn ODA từ Chính phủ.
Ảnh minh họa |
Điều kiện để địa phương vay lại vốn ODA từ Chính phủ là có dự án được cấp có thẩm quyền cho phép huy động vốn vay để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương theo phương thức hợp tác công tư, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương; dự án được bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với quy định hiện hành. Đặc biệt, địa phương muốn vay ODA phải không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày, vốn vay ưu đãi không vượt quá 10% nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.
Theo khoản 1 và 2 tại Điều 5 của Nghị định, trong giai đoạn 2017-2020, tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi áp dụng cho Gia Lai là 20% vốn vay ODA và 70% vốn vay ưu đãi.
Hà Duy