Cứu sống bệnh nhân suýt mất mạng vì lao cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân N. đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, giảm sốt.

Ngày 26-6, tin từ Bệnh viện Đa Khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lao cơ khiến vết thương tại đùi không lành, gây sốt cao kéo dài hơn một tháng, cơ thể suy kiệt.

 
Bệnh nhân N.V.N đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long.
Bệnh nhân N.V.N đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long.


Bệnh nhân là ông N.V.N. (51 tuổi), ngụ tỉnh Đồng Tháp. Hơn một tháng trước, ông N. cảm thấy đau ở đùi trái nên đi khám tại một phòng khám ở địa phương và được chẩn đoán áp xe cơ đùi trái. Các bác sĩ tại đây đã rạch vết áp xe nhưng sau đó vết thương không lành. Vì thế, bệnh nhân N. được người thân chuyển đến điều trị tại Khoa Nội tổng hợp BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng nhiễm trùng vết thương, sốt cao, cơ thể suy kiệt, thiếu máu, vết thương mặt ngoài đùi trái rỉ nhiều dịch đục thấm băng. Qua thăm khám ban đầu và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ tại bệnh viện nghi ngờ vết thương không lành có thể do một nguyên nhân khác ngoài các loại vi trùng thông thường và cho cấy dịch tại vết thương làm xét nghiệm PCR lao và kháng sinh đồ.

Song song với việc chăm sóc vết thương không để mủ và chất tiết ứ đọng, kết hợp với điều trị bệnh lý mạn tính kèm theo, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng lao theo phác đồ và đươc theo dõi sát nhằm phát hiện và xử trí kịp thời tác dụng phụ nếu có của thuốc kháng lao.

Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân N. đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, giảm sốt. Bệnh nhân hiện đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Theo Ths. BS Huỳnh Anh Tuấn-Phó Trưởng Khoa Nội tổng hợp BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long, bác sĩ chuyên khoa về lao và bệnh phổi- cho biết: Bệnh lao cơ là một thể bệnh lao ngoài phổi hiếm gặp, người dân thường chỉ được nghe nói đến bệnh lao phổi nhưng ít nghe đến các thể lao ngoài phổi. Vi khuẩn lao có thể gây các bệnh lao ngoài phổi như lao màng não, lao cột sống, lao da, lao màng bụng, lao ruột, lao cơ quan sinh dục, lao gan lách… Riêng bệnh lao phần mềm (lao cơ) là một thể bệnh lao ngoài phổi hiếm gặp, lây nhiễm do vi trùng lao xâm nhập qua vết thương hay chính từ ổ vi khuẩn lao từ phổi, sự phát tán vi khuẩn lao theo đường máu. Bệnh dễ xảy ra trên cơ thể giảm sức đề kháng. Trường hợp bệnh nhân N mắc các bệnh lý viêm khớp có sử dụng corticoid thường xuyên gây suy vỏ thượng thận mạn nên sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Cũng theo bác sĩ Anh Tuấn, lao cơ là một căn bệnh khó chẩn đoán do không có dấu hiệu đặc trưng nhưng lại gây ra hậu quả rất lớn cho sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo nld

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.