Cuộc đời kỳ lạ của cậu bé sống lại dưới huyệt mộ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sinh non khi bào thai mới 7 tháng, cậu bé Khinh chỉ nặng vỏn vẹn 1,7 kg. Bị cắt rốn bằng cật nứa, Khinh nhiễm trùng uốn ván và tưởng như đã chết sau 7 ngày chào đời.

Cậu bé Khinh sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây cũ).

 

Ảnh chụp năm 1973, lúc cậu bé Khinh 7 tuổi, biểu diễn ở Nhà hát Lớn Hà Nội phục vụ Quốc hội.
Ảnh chụp năm 1973, lúc cậu bé Khinh 7 tuổi, biểu diễn ở Nhà hát Lớn Hà Nội phục vụ Quốc hội.

Vào thời đó, những gia đình làm nông thường không đủ gạo ăn, phải độn thêm khoai, sắn và đôi lúc có thêm mì trợ cấp. Cũng bởi thế, những đứa trẻ được sinh ra thường thiếu tháng, còi cọc.

Mẹ Khinh, bà Nguyễn Thị Tuấn khi mang thai cậu đến tháng thứ 7 vẫn gầy gò, khẳng khiu, luôn chân luôn tay làm việc quần quật. Khinh là con thứ 5.

Khoảng 4 giờ sáng ngày 23-9-1966, bà Tuấn chợt cảm thấy nhói bụng, khó chịu. Dò dẫm từng bước tìm chỗ vệ sinh, bà tiến đến cửa chuồng trâu và khuỵu luôn tại đó. Một tiếng khóc vọng lên, bà đã sinh non con trai ngay trước cửa chuồng.

Nghe tiếng trẻ con khóc dưới chân, bà Tuấn sợ hãi kêu cứu, may sao khi ấy một người hàng xóm sang xin lửa thổi cơm. Người hàng xóm vội gọi thêm người rồi nhanh tay bế lấy đứa trẻ, tuốt cật nứa trên nóc chuồng trâu cắt rốn rồi đem vào nhà tắm rửa.

Do bị sinh non, nặng vỏn vẹn 1,7 kg, cộng thêm việc cắt rốn bằng cật nứa, cậu bé Khinh bị nhiễm trùng uốn ván. 3 ngày sau sinh, Khinh lên cơn sốt, quấy khóc ngằn ngặt. Cả nhà cho rằng con trai bị sài giật nên tìm cách chữa theo mẹo dân gian: người bố nhảy xuống ao nhổ hết cọc lên, nhưng cọc được nhổ hết, con vẫn chưa khỏi.

Đến ngày thứ 7 thì Khinh tắt thở. Các y tá gần nhà đến khám đều cho rằng cậu đã chết, mạch ngừng đập. Cả nhà đau lòng đem con đi chôn. Khi ấy, cụ Nguyễn Thị Tỵ, bà nội Khinh vẫn đang lặn lội từ Hải Phòng về.

Một chiếc huyệt nhỏ đào sâu 40 cm xuống lòng đất, mẹ Khinh quấn con trong chiếc áo mưa cũ. Đất đang được lấp xuống thì bà nội Khinh xuất hiện. Xót đứa cháu nhỏ, bà Tỵ đòi bới đất xem mặt. Từng vốc đất vừa hất xuống được nhanh chóng gạt ra.

Kỳ diệu thay, khi lật lớp áo mưa, bà phát hiện miếng tã lót đặt trên mặt phập phồng nhè nhẹ.

Bà Tỵ vội day ngực sơ cứu, nắn chân tay rồi kêu cả nhà ngay lập tức đưa cháu đến bệnh viện Gồ (Sơn Tây) cách đó 18 cây số. Tại đây, Khinh được một bác sĩ người Đức tận tình cứu chữa, tiêm thuốc, truyền dinh dưỡng. Sau 3 tháng, cậu bé Khinh qua cơn nguy kịch, nhưng lại rơi vào tình trạng liệt cứng toàn thân.

Trở thành võ sư vinh danh thiên hạ

 

GS.VS Lương Ngọc Huỳnh (bên trái) cùng lãnh đạo Học viện An ninh quốc gia LB Nga.
GS.VS Lương Ngọc Huỳnh (bên trái) cùng lãnh đạo Học viện An ninh quốc gia LB Nga.

Khinh được các bác sĩ tại bệnh viện Gồ làm khai sinh với cái tên Ngọc Huỳnh. Dù đã thoát khỏi bàn tay thần chết, Huỳnh vẫn nằm liệt giường trong tư thế co quắp. Thương cháu, mỗi ngày bà nội đều vào trò chuyện, xoa nắn chân tay.

Nghe ở đâu có bài thuốc hay, thầy thuốc giỏi, bà đều tìm đến. Bà thường xuyên vào rừng Phú Mãn cách nhà 13 cây số hái lá cây thuốc Nam sắc cho cháu uống.

Không ai biết những lá thuốc ấy tên gì, nhưng ròng rã suốt hơn 4 năm trời, bà vui mừng thấy chân tay cháu có dấu hiệu mềm, mở ra, không còn co quắp.

Đến năm 5 tuổi, Huỳnh đã có thể chập chững tập đi những bước đầu tiên, và sau 7 tháng cậu đi lại bình thường như những đứa trẻ khác dù còn hơi yếu.

Thương cháu nội ốm yếu, năm Huỳnh lên 7 tuổi, bà Tỵ quyết định thắp hương xin phép tổ tiên rồi truyền dạy võ thuật cho cháu.

Không chỉ các động tác võ, bà nội còn dạy Huỳnh cách thở, vận khí công, các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể. Huỳnh say sưa tiếp thu tất cả tinh hoa của bà truyền lại, sức khỏe ngày càng dẻo dai, tiến bộ rõ rệt.

Ngày 23-9-1990, năm tròn 24 tuổi, chàng thanh niên Lương Ngọc Huỳnh đã có quyết định đáng nhớ nhất trong đời. Được sự cho phép và ủng hộ của chính quyền tỉnh Hà Tây (cũ), anh sáng lập ra môn phái Lương Sơn Động.

Nhiều võ đường được mở ra, thu hút hàng ngàn võ sinh. Danh tiếng của võ sư Lương Ngọc Huỳnh lan rộng, vượt ra ngoài biên giới.

Không ngừng học hỏi, võ sư Lương Ngọc Huỳnh tìm sang Trung Quốc mày mò võ học tinh hoa.

Năm 1998, 1999, anh được mời sang Pháp dạy võ tại Trung tâm Võ thuật Paris.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực võ thuật, Lương Ngọc Huỳnh còn tìm tòi, theo đuổi lĩnh vực y khoa, chữa khỏi bệnh cho nhiều người đặc biệt là nhóm bệnh xương khớp. Tên tuổi của giáo sư, viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh đã vượt ra ngoài biên giới nước Việt.

Theo baomoi

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.
An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

(GLO)- Sáng 28-5, Ban Vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã và Khoa Huyết học-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hiến máu tình nguyện lần thứ I năm 2017.
Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

(GLO)- Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn còn dai dẳng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai nên ngành Y tế đang cùng các cấp chính quyền tập trung xử lý để dập tắt hoàn toàn SXH, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

(GLO)- Thời gian qua, tập thể cán bộ Trạm Y tế xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Ngày 19-4, Cục Quản lý dược cho biết, văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Les Laboratories Servier mới đây đã gửi báo cáo kèm theo kết quả điều tra, phân tích hóa học, đặc điểm nhận biết về thuốc giả mang tên Vastarel 20mg, số đăng ký VN-16510-13, số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất là Công ty Les Laboratories Servier - France.