Công an huyện Đức Cơ tích cực hiến máu cứu người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đức Cơ tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện. Hành động này góp phần tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Trung tá Trần Vũ Khiêm trong một lần tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: R.P

Trung tá Trần Vũ Khiêm trong một lần tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: R.P

Vui vẻ, nhiệt tình là ấn tượng của chúng tôi về Trung tá Trần Vũ Khiêm-Phó Đội trưởng Đội Kỹ thuật Hình sự (Công an huyện Đức Cơ). Kể về hành trình tham gia hiến máu tình nguyện, Trung tá Khiêm cho biết: Năm 1998, khi về công tác tại Công an huyện Đức Cơ, anh bắt đầu tham gia hiến máu tình nguyện. Kể từ đó, không chỉ tích cực tham gia hiến máu, anh còn tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng tham gia hoạt động nhân văn này.

“Tôi là thành viên Câu lạc bộ “Máu nóng Gia Lai”. Bình quân mỗi năm, tôi tham gia hiến máu 3 lần. Riêng từ năm 2010 đến nay, tôi đã tham gia hiến máu 28 lần. Mỗi lần hiến máu nhân đạo, tôi cảm thấy vui vẻ và ý nghĩa. Bởi việc hiến máu góp phần sẻ chia khó khăn và tiếp thêm cơ hội sống cho bệnh nhân. Do đó, khi còn sức khỏe, tôi sẵn sàng hiến máu để giúp đỡ người khác”-Trung tá Khiêm cho hay.

Tương tự, Thượng úy Thẩm Thanh Tùng-cán bộ Đội Điều tra tổng hợp cũng đã 14 lần hiến máu tình nguyện. Thượng úy Tùng cho biết: “Năm 2011, khi đang công tác tại Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh), tôi bắt đầu tham gia hiến máu. Năm 2021, khi đã về công tác tại Công an huyện Đức Cơ, tôi nghe bạn bè thông tin tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần hỗ trợ máu phù hợp cho ca cấp cứu khẩn cấp. Sau khi xin ý kiến của lãnh đạo Công an huyện, tôi không ngần ngại chạy xe đến bệnh viện để hiến máu cứu người. Nhờ được truyền máu kịp thời nên bệnh nhân này vượt qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần ổn định. Sau lần đó, tôi cảm thấy rất vui vì mình đã làm được việc ý nghĩa, góp phần cứu sống bệnh nhân”.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đức Cơ tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh Công an huyện Đức Cơ

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đức Cơ tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh Công an huyện Đức Cơ

Năm 2022, Thượng úy Tùng được Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ tặng giấy khen vì có thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện.

Là cán bộ Đội Tổng hợp (Công an huyện Đức Cơ), Thượng úy Trần Thị Hoài Thương cũng đã 15 lần tham gia hiến máu cứu người. Thượng úy Thương chia sẻ: “Năm 2000, khi còn là sinh viên, tôi đã tham gia hiến máu tình nguyện. Ban đầu, tôi cũng hơi lo sợ việc hiến máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, được sự tư vấn chu đáo, nhiệt tình của các tình nguyện viên, y-bác sĩ, tôi đã không còn e ngại. Đồng thời, tôi nhận thức được việc làm của mình có ích cho xã hội nên cảm thấy thoải mái và hạnh phúc”.

Trao đổi với P.V, Thượng tá Nguyễn Bá Ngọc-Phó Trưởng Công an huyện Đức Cơ-thông tin: Hiến máu nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp. Vì vậy, Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện thường xuyên quán triệt, tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tham gia hiến máu. Trong tất các cuộc vận động hiến máu tình nguyện do các cấp, ngành tổ chức, Công an huyện đều bảo đảm 100% chỉ tiêu tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.
Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.