(GLO)- Quá nhỏ, không đạt chuẩn, không đủ nước sử dụng, nhà trường không có kinh phí tu sửa... là nguyên nhân khiến nhiều nhà vệ sinh trường học tại huyện Chư Pưh rơi vào tình trạng “có cũng như không”.
Khu nhà vệ sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Chư Pưh. Ảnh: N.G
Trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Nhơn Hòa) được xây dựng từ năm 2011, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1.000 học sinh. Số lượng học sinh rất đông nhưng khu vệ sinh dành cho nữ chỉ có 4 bệ cầu, khu vệ sinh nam chỉ có 1 bệ cầu. Luôn trong tình trạng quá tải nên nhà vệ sinh nhanh chóng xuống cấp, bệ cầu thường xuyên tắc nghẽn, bốc mùi; hệ thống vòi rửa tay hư hỏng. Thầy Trần Văn Hà, giáo viên dạy Thể dục, cho biết: “Khu nhà vệ sinh không thể đáp ứng nhu cầu của học sinh làm nhiều em... khốn khổ. Không những thế, nhà vệ sinh bốc mùi quá mức đã khiến nhiều em phải nhịn về nhà “giải quyết”, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Riêng trong các tiết học Thể dục, khi các em vận động mạnh, nạp nhiều nước vào cơ thể mà phải nhịn tiểu là rất nguy hại”. Nhiều học sinh đã quên rằng trường học có nhà vệ sinh. Em Tô Thị Hạnh Nhi (lớp 8A2) nói: “Em vẫn phải dùng đến nhà vệ sinh khi cấp bách nhưng đúng là mỗi khi bước vào như một cực hình. Không thể chịu nổi mùi hôi bốc ra, nhiều bạn em đã chọn cách nhịn hoặc xin nghỉ tiết để về nhà giải quyết vấn đề”.
Ông Nguyễn Viết Thuận-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pưh: “Lâu nay, nhà vệ sinh trong trường học vẫn bị coi là công trình phụ nên chưa có sự đầu tư đúng mức. Hiện nay, chúng tôi đang từng bước nâng cao nhận thức của các cơ sở giáo dục, yêu cầu các đơn vị ưu tiên nguồn xã hội hóa để tu sửa nhà vệ sinh. Đối với những trường vùng dân tộc thiểu số không thể xã hội hóa, Phòng đang lập kế hoạch xin kinh phí UBND huyện để hỗ trợ”.
Câu chuyện nhà vệ sinh trường học là vấn đề không hề nhỏ bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của học sinh. Thế nhưng phần lớn các công trình này tại các trường học trên địa bàn huyện Chư Pưh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pưh hiện rơi vào tình cảnh cả 2 khu nhà vệ sinh được đầu tư xây dựng cách đây 5 năm nay đều bị bỏ hoang. Thầy Trần Thanh Bình-Hiệu trưởng nhà trường-lý giải: Khu nhà vệ sinh quá nhỏ không đáp ứng được nhu cầu của gần 300 học sinh nội trú dẫn đến tình trạng quá tải. Không những thế, khi mới đi vào hoạt động, trường chưa có giếng khoan, nguồn nước khan hiếm, nhà vệ sinh không có nước sử dụng nên nhanh chóng hư hỏng. Đến nay thì 2 khu vệ sinh này hoang hóa hoàn toàn trong khi 100% học sinh ăn, ở tại trường!
Để giải quyết tình trạng này, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pưh buộc phải đào hố quây gần 20 nhà vệ sinh tạm, cách xa khu nhà học và nội trú để học sinh sử dụng. “Đây chỉ là giải pháp tạm thời vì nhà vệ sinh không đạt chuẩn gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường. Có thể nói, nhà vệ sinh là tiêu chí khó khăn nhất của nhà trường trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”-thầy Bình bày tỏ. Ngoài ra, nhà vệ sinh tạm bợ khiến việc học tập, sinh hoạt nội trú gặp rất nhiều khó khăn. Em Nay HLy Sa, một học sinh của trường, nói: “Nhà vệ sinh xa khu nhà học và nội trú quá nên nhiều khi rất bất tiện, nhất là vào ban đêm. Chúng em rất mong có một khu vệ sinh sạch sẽ, có nhà tắm rộng rãi nằm ngay khu nội trú để học sinh nữ chúng em thuận tiện hơn trong sinh hoạt”.
Nhà vệ sinh “có cũng như không” khiến hơn 450 học sinh Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Hrú) phải dùng chung nhà vệ sinh với giáo viên. Công trình xây dựng từ năm 2009 và sau 2 năm đưa vào sử dụng thì phải khóa trái vì quá tải, thiếu nước dẫn đến hư hỏng. “Hiện nhà trường phải cho phép các em dùng chung nhà vệ sinh với giáo viên vì không còn cách nào khác. Nhưng khu nhà vệ sinh dành cho cán bộ, giáo viên nhà trường lại quá nhỏ nên tình trạng quá tải vẫn thường xuyên xảy ra. Hàng năm, Công đoàn nhà trường đều phải trích kinh phí để cơi nới, tu sửa nhà vệ sinh phục vụ cả giáo viên và học sinh, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Hiện nay, chúng tôi đang xin kinh phí sửa sang nhà vệ sinh dành cho học sinh vì không thể tiến hành xã hội hóa”-thầy Nguyễn Ngọc Nga-Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu-nói.
Dù buộc phải làm theo mẫu thiết kế quy hoạch với ngân sách hạn chế nhưng giải pháp thiết kế "lược bỏ để tối ưu" đã biến những bất lợi thành thế mạnh. Tạo ra không gian nhà phố thông thoáng và thẩm mỹ hơn.
Nằm trên tầng cao nhất tại tòa nhà chung cư cao tầng (quận 2, Hồ Chí Minh), căn hộ penthouse K Nest được thiết kế cải tạo để trở thành không gian sống đậm chất cá tính của gia chủ.
Lấy ý tưởng từ hình ảnh “Búp măng non” đang vươn mình trong nắng sớm. Công trình có thiết kế hiện đại, tinh tế và nổi bật so với các công trình liền kề.
Ngôi biệt thự nằm trên bãi biển Riviera de São Lourenço, ven biển bang São Paulo, Brazil, được thiết kế cho một một gia đình gồm hai vợ chồng trẻ và hai con nhỏ. Ngôi biệt thự đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng bên bờ biển và có thể trở thành nơi sum vầy cùng gia đình, bạn bè của gia chủ.
Ô nhiễm môi trường hiện là vấn đề nóng được cả nước quan tâm, đặc biệt khi Hà Nội từng được đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất thế giới hồi tháng 1/2025.
(GLO)- Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai vừa có thông báo về việc đăng ký thực hiện dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30-11-2024 của Quốc hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có ý kiến đồng ý về chủ trương giải quyết mua nhà ở xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại tỉnh Gia Lai.
(GLO)- Ngày 30-5, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 1479/KH-UBND cải thiện và nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của tỉnh năm 2025 và các năm tiếp theo.
(GLO)- Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê thuộc phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và CNCH Công an tỉnh Gia Lai thực tập phương án CNCH tình huống sạt lở đất đá tại khu vực đường tránh thị xã An Khê đoạn giao nhau với đường tỉnh 669, thuộc địa bàn phường An Phước.
Không chỉ dừng ở hỗ trợ chữa cháy, bản đồ số hóa nguồn nước mà Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt xây dựng còn là công cụ hiệu quả trong công tác phòng cháy và tham mưu chính sách phát triển hạ tầng đô thị.
Hơn 2 tuần nay, giá cát xây dựng ở các tỉnh Tây Nguyên tăng vọt, có nơi tăng giá gấp 2-3 lần, khiến nhiều công trình xóa nhà tạm, công trình trọng điểm trên địa bàn phải tạm dừng thi công hoặc thi công cầm chừng, ảnh hưởng tiến độ chung.
(GLO)- Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai tích cực trồng cây xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là hoạt động thiết thực để tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ rừng trên khu vực biên giới.
(GLO)- Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) tỉnh Gia Lai đề nghị các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học ( ngày 22-5).
(GLO)- Mùa xuân năm ấy, tôi đến thăm một gia đình người quen ở TP. Pleiku. Trong phòng khách, điều làm tôi chú ý hơn cả là một “lão mai” bonsai trong chiếc chậu sứ màu ngọc bích hình chữ nhật sang trọng đặt trên giá gỗ quý.
(GLO)- Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai vừa có văn bản đề nghị các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh rà soát, báo cáo tổng hợp về nhu cầu nhà ở công vụ sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
(GLO)- Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) và hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6), sáng 18-5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa tổ chức Lễ phát động trồng cây năm 2025 tại thôn Plei Du, xã Chư Răng.
Trong nhịp sống đô thị hóa, không gian sống gần như càng ngày càng thu hẹp. Năm 2025 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu hướng thiết kế phòng ngủ 16m2 phản ánh nhu cầu và phong cách của một bộ phận người dân, nhất là tại đô thị
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu