Phải chăng có sự thờ ơ trong quản lý?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã có những lời cảnh báo bằng lời và cả bằng vụ việc cụ thể ở khu vực rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, nhưng UBND huyện Chư Pah vẫn tỏ ra khá thờ ơ và bị động dẫn đến vụ cháy chiều 15-1 kéo dài đến 2 ngày sau, khiến ít nhất 100 ha rừng thông bị cháy.

Khu vực rừng thông ven hồ vẫn bỗng khói nghi ngút chiều 17-1. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Khu vực rừng thông ven hồ vẫn bốc khói nghi ngút chiều 17-1. Ảnh: Lê Văn Ngọc

100 ha rừng thông bị thiệt hại

Chiều 17-1, PV Báo Gia Lai đã có chuyến thực tế địa bàn vụ cháy rừng diễn ra vào chiều 15-1. Theo quan sát của chúng tôi, một khoảnh rừng thông chừng 5 ha gần hồ chứa nước vẫn đang nghi ngút khói đen ngòm. Phía trên đó là những đồi thông non bị thiêu rụi đến tận ngọn trải dài hết quả đồi này đến quả đồi kia. Đi dọc theo con đường mòn sát con suối, từng quả đồi xám xịt, nham nhở hiện ra đầy xót xa. Nhiều khu rừng thông bị cháy rụi chỉ còn tro tàn. Những khu khác ít thiệt hại hơn cũng bị cháy sém đến tận ngọn, khó có khả năng phục hồi hoặc phục hồi chậm. Với những rừng thông từ 10 năm tuổi trở lên tuy không thiệt hại nặng nề đến thân cây nhưng cũng khiến cả khu rừng khô lá và đổi màu xám.

Đi bộ dọc theo con suối về hướng Bắc khoảng 6 km, chúng tôi đến được tiểu khu 249, nơi bắt nguồn ngọn lửa. Đây là khoảnh rừng thông 6 năm tuổi, chiều cao trung bình khoảng 2,5 m. Sau vụ cháy, phần lớn thông bị thiêu rụi, những cây còn sót lại cũng bị khô cả thân và lá. Ở những phần lửa chưa cháy đến có thể dễ dàng thấy được thảm thực bì gồm cây lau, cây đót, cỏ dại thân khô mọc cao ngang ngửa cây thông. Đó chính là nguyên nhân vì sao rừng thông dễ bắt lửa, và cộng với những cơn gió lớn mùa khô sẽ lan nhanh đến mức độ nào.
 

Những rừng thông 6 năm tuổi gần như bị thiêu rụi hoặc không có khả năng phục hồi. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Những rừng thông 6 năm tuổi gần như bị thiêu rụi hoặc không có khả năng phục hồi. Ảnh: Lê Văn Ngọc

Anh Djưp, nhân viên trực tại chốt giữ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ-người đầu tiên phát hiện ra đám cháy kể lại: “Khoảng 14 giờ chiều 15-1, khi đi tuần tra, tôi phát hiện thấy một cột khói xanh bốc lên rất cao giữa tiểu khu 249. Tôi liền gọi điện báo cáo lãnh đạo rồi chạy đến hiện trường thì đã thấy lửa quá to, và lan rất nhanh do có gió lớn. Lúc có cơn gió thốc vào ngọn lửa cao đến hơn 10m”.

Trao đổi với PV Báo Gia Lai chiều 17-1, ông Nguyễn Đức-Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cho biết: “Ngay sau khi nhận được tin báo của anh em, chúng tôi đã khẩn cấp lên hiện trường để cùng tìm phương án dập lửa. Chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng của Ban là 36 người, cùng với 30 chiến sĩ bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ rừng để tham gia dập lửa, cứ 50 m làm đường ranh để khoanh vùng đám cháy. Nhưng vì thảm thực bì nhiều và cao, thời tiết khô hanh, gió lại lớn khiến lửa bốc cao, lan rất nhanh nên đến 2 giờ đêm 16-1, chúng tôi đành bất lực trước ngọn lửa và phải trở về để chờ ứng cứu cũng như tìm phương án tối ưu. Đến 6 giờ sáng hôm sau, hơn 130 chiến sĩ do UBND huyện đến hỗ trợ, tình hình mới khả dĩ hơn. Đến khoảng 16 giờ 16-1, ngọn lửa coi như đã được khống chế không để cháy lan rộng hơn nữa. Việc rừng thông 10 năm tuổi vẫn đang âm ỉ cháy là vì chúng tôi không thể dập tắt được khu vực đó, và với rừng thông đã cao như vậy thì ngọn lửa chỉ cháy ở dưới cũng không ảnh hưởng gì đến cây. Đến nay chúng tôi vẫn chưa tiến hành đo đạc chính xác diện tích thiệt hại, nhưng dựa trên bản đồ và anh em đi hiện trường về thì có thể ước tính tổng diện tích bị cháy là 100 ha ở các tiểu khu 249 và 257, trong đó có 30 ha bị thiệt hại 70%, 35 ha thiệt hại từ 15-20% và 35 ha cháy nước- tức cháy dưới mặt đất không gây thiệt hại lớn”.

UBND huyện phản ứng chậm?

Theo ông Nguyễn Đức, nguyên nhân ban đầu của vụ cháy được cho là do sự bất cẩn trong việc sử dụng lửa của người đi bứt đót trên núi bởi hàng ngày có đến 300-400 người bứt đót trong khu vực này. Trong năm 2010, cũng chính vì nguyên nhân này mà hơn 90 ha rừng thông của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ đã bị thiêu rụi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người đi bứt đót thường có thói quen cuối mùa đót sẽ đốt những diện tích đót đã bứt hết để mùa sau đót mọc đều và to cũng như thuận lợi cho việc thu hoạch vào năm sau.

Ông Đức nói: “Vì khu vực này rất nhiều đót và bông lau, cỏ dại, thảm thực bì dày, nên nguy cơ cháy rừng bởi sự sơ ý của những người đi lấy đót là rất cao, đặc biệt năm nay có rất đông người đi lấy đót như vậy. Vì thế, Ban đã báo cáo nguy cơ ấy trong cuộc họp Tổng kết công tác bảo vệ rừng của huyện ngày 11-1 mới đây, nhưng chưa thấy huyện chỉ đạo cụ thể. Ngay sau đó, ngày 13-1 cũng đã xảy ra một vụ cháy nhỏ được nhận định là do nguyên nhân trên dù không gây thiệt hại gì, Ban cũng đã báo cáo lại với Hạt kiểm lâm và UBND huyện, nhưng cũng không thấy chỉ đạo gì để ngăn chặn tình trạng người đi lấy đót có thể gây cháy lớn”.
 

 Lửa vẫn đang cháy rất mạnh vào chiều 17-1. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Lửa vẫn đang cháy rất mạnh vào chiều 17-1. Ảnh: Lê Văn Ngọc

Mặt khác, ông Đức cho hay: “Ngay sau khi có mặt tại hiện trường vào lúc 14 giờ 15 phút chiều 15-1, tôi đã huy động lực lượng dập lửa đồng thời báo cáo ngay với UBND huyện về vụ cháy”. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến sáng 16-1, lãnh đạo UBND huyện mới có mặt tại hiện trường chỉ cách trung tâm huyện 15km, để cùng với 130 chiến sĩ đến ứng cứu. Một câu hỏi lớn được đặt ra, nếu không có sự chậm trễ đó, liệu hàng trăm ha thông kia có bị thiêu cháy?

Ngoài ra, còn tồn tại một bất cập lớn trong việc phòng cháy chữa cháy tại khu vực rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, đó là với tổng diện tích 6185,2 ha cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất, nhưng chỉ làm đường vành đai bao quanh để tránh lửa lan từ ngoài vào. Còn với trường hợp lửa cháy từ giữa lô như vụ cháy ngày 15-1 cần có đường ranh khoanh vùng hạn chế lửa lan rộng thì chưa hề có. Ông Nguyễn Đức nói thêm: “Trước đây, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện để xin tỉnh cấp vốn làm 1000 km đường ranh nhưng không được chấp nhận. Bây giờ Ban cũng chỉ còn cách là tăng cường lực lượng canh gác tại các trạm chốt 24/24 để khi xảy ra tình hình khẩn cấp có hướng xử lý kịp thời”.

Đơn vị chủ rừng tỏ ra bất lực, còn UBND huyện lại cho thấy dấu hiệu của sự lơ là, buông lỏng trong quản lý, thì có ai dám chắc sẽ không có thêm vài vụ 100 ha rừng như thế bị thiêu rụi theo ngọn lửa khi mùa khô mới bắt đầu vào dịp cao điểm.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.