Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho hàng hoá lưu thông bình thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù Chính phủ đã quy định danh mục các mặt hàng hoá thiết yếu, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng, mỗi địa phương có cách hiểu và áp dụng khác nhau.

Chiều 27.7, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.

Theo Bộ Công Thương, nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần tham chiếu theo danh mục hàng hóa cấm lưu thông (đây là danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm hoặc hạn chế lưu thông theo quy định của pháp luật).

Các hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được cấp “thẻ xanh” để lưu thông trên địa bàn, địa phương, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.


 

Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 9.5.2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12.6.2006 của Chính phủ.
Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 9.5.2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12.6.2006 của Chính phủ.


Theo Công văn 4482 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ký, thời gian qua, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện thống nhất các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu khi lưu thông qua địa bàn tỉnh, thành phố;

Đồng thời yêu cầu các địa phương không được đặt ra các điều kiện cản trở việc lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Tuy nhiên, do cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện các văn bản nêu trên tại một số địa phương có khác nhau nên xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của người dân nhưng còn gặp khó khăn, thậm chí ách tắc khi lưu thông trên địa bàn, địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau.

Để xử lý vấn đề nêu trên và nhằm mục đích thống nhất về cách hiểu và áp dụng giữa các địa phương, trong công văn, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.

Đó là danh mục tại Phụ lục I, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và Phụ lục II, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 9.5.2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12.6.2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và các Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (trừ những hàng hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép).

 

https://laodong.vn/kinh-te/bo-cong-thuong-de-xuat-thu-tuong-cho-hang-hoa-luu-thong-binh-thuong-935379.ldo

Theo Cường Ngô (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.