Vị thế đang lên của Việt Nam trong sản xuất chip toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Samsung Electronics, nhà cung cấp DRAM lớn nhất thế giới vào năm 2021, chuẩn bị sản xuất lưới bóng chíp bán dẫn tại Việt Nam, với khoản đầu tư trị giá 850 triệu USD để sản xuất linh kiện bán dẫn tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam.
 


Trong bản tin phát đêm 16-11 (giờ Việt Nam), hãng tin Sputnik (Nga) đã dẫn bài bình luận của 2 nhà nghiên cứu Lê Phan và Nguyễn Hải Thanh thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đăng trên East Asia Forum nhận định Samsung sẽ đầu tư đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia, cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ, sản xuất chất bán dẫn cho nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới.

Lắp ráp linh kiện điện thoại tại KCN Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh TTXVN
Lắp ráp linh kiện điện thoại tại KCN Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh TTXVN


Theo đó, Tổng Giám đốc Samsung Electronics (Hàn Quốc) Roh Tae-Moon trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố khoản đầu tư trị giá 850 triệu USD. Tập đoàn này đã chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7-2023 tại Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt tại tỉnh Thái Nguyên.

Hai chuyên gia thuộc CIEM giải thích, chính sách phát triển công nghiệp và công nghệ của Việt Nam luôn dành ưu đãi cao nhất cho các dự án công nghệ cao, như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế doanh thu và miễn giảm tiền thuê đất. Một lợi thế khác của Việt Nam so với các nước láng giềng trong khu vực là nguồn nhân lực, tài năng kỹ thuật trẻ với chi phí tương đối thấp hơn.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có nhiều sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật nhất. Hơn 40% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học của Việt Nam đang theo học chuyên ngành khoa học và kỹ thuật.


 


HUỲNH LÊ (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

(GLO)- Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN-nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.