Giá cà phê phục hồi tăng mạnh, giá tiêu đi ngang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá cà phê hôm nay 22-5 tăng 300 - 400 đồng ở một số địa phương, đưa giá cà phê gần tiếp cận mốc 37.000 đồng/kg. Hiện giá cà phê đang được giao dịch ở mức 36.200 - 36.800 đồng/kg. Giá tiêu không có nhiều biến động, vẫn giao dịch ở mức chung là 58.000 đồng/kg.

Giá cà phê tăng từ 300 - 400 đồng/kg

 

Giá cà phê đang dần lấy lại mốc 37.000 đồng/kg.
Giá cà phê đang dần lấy lại mốc 37.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 22-5 tiếp đà hồi phục khi tăng từ 300 - 400 đồng/kg, hiện giá cà phê được giao dịch ở mức 36.200 - 36.800 đồng/kg.

Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê tăng 400 đồng/kg đang bán ở mức 36.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp hơn ở mức 36.000 đồng/Kg.

Giá cà phê tại huyện Cư M'gar (Đak Lak), Ea H'leo (Đak Lak) sau khi tăng 400 đồng/kg vào hôm qua đang dao động trong khoảng 36.600 đồng/kg. Giá cà phê tại huyện Buôn Hồ ở mức 36.700 đồng/kg.

Còn tại Gia Lai giá cà phê hôm nay sau khi tăng 400 đồng/kg ở mức 36.800 đồng/kg. Hiện giá cà phê Gia lai đang cao nhất. Tại Kon Tum giá cà phê hôm nay không đổi mức 36.800 đồng/kg.Trong khi tỉnh Đắk Nông giá cà phê hôm nay ở mức 36.700 đồng/kg.

Ngày 19-21/5 tại thành phố Milan của Italy, đã diễn ra hội chợ cà phê quốc tế “Milano Coffee Festival” với sự tham gia của nhiều quốc gia sản xuất cà phê, trong đó có Việt Nam. Tham gia Hội chợ với tư cách là một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn hàng đầu thế giới, Việt Nam đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp chế biến cà phê của Italy.

Cà phê robusta của Việt Nam có chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các nhà chế biến cà phê. Đây là thành phần nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra các sản phẩm cà phê của Italy. Ngoài ra, các doanh nghiệp Italy cũng rất quan tâm đến cà phê arabica của Việt Nam. Các sản phẩm cà phê thô của Việt Nam được các doanh nghiệp Italy nhập khẩu và chế biến, sau đó cung cấp ra các thị trường cả trong và ngoài Italy.

Trao đổi về kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Italy trong thời gian qua đối với cà phê của Việt Nam và những biện pháp để cà phê, cũng như nhiều mặt hàng có thế mạnh khác của Việt Nam, được xuất nhiều hơn sang thị trường Italy và châu Âu, ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, cho biết Bộ Công Thương Việt Nam cùng các bộ, ngành liên quan đều rất nỗ lực xúc tiến xuất khẩu và kêu gọi hợp tác kinh tế đầu tư với Việt Nam.

Giá tiêu không biến động

Giá hồ tiêu ngày 22-5 tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiện vẫn đang giữ mức giao dịch chung là 58.000 đồng/kg. Đặc biệt tại Chư Sê (Gia Lai) giảm chỉ còn 57.000 đồng/kg.

Tại tỉnh ĐakLak, Bình Phước giá hồ tiêu hôm nay ở mức 58.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giá hồ tiêu hôm nay ở mức 59.000 đồng/kg, đây vẫn là địa phương có giá tiêu cao nhất trong khu vực.

Tại tỉnh Đak Nông, Đồng Nai giá hồ tiêu lần lượt 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.

Các nhà xuất khẩu hồ tiêu giá trị gia tăng đang hy vọng chính phủ Ấn Độ sẽ sớm đưa ra kết luận về yêu cầu gỡ bỏ giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) 500 rupee/kg. MIP đã được áp dụng đối với những người nông dân tại vùng Karnataka, khu vực trồng hồ tiêu lớn nhất quốc gia này.

Những người trồng tiêu tại Karnataka đã tranh luận rằng nhập khẩu quy mô lớn khiến giá hồ tiêu lao dốc. Kể cả sau khi MIP được giới thiệu vào tháng 12 năm ngoái, các nhà xuất khẩu hồ tiêu giá trị gia tăng, những người nhập khẩu tiêu giá rẻ phục vụ mục đích chế biến tăng giá trị sản phẩm và sau đó xuất khẩu, vẫn tiếp tục nhập khẩu dưới mức giá MIP thông qua việc trả thêm phí.

Tuy nhiên, với việc chính phủ Ấn Độ cấm nhập khẩu hồ tiêu dưới mức giá MIP, xuất khẩu giá trị gia tăng hầu như dừng lại kể từ tháng 3. Hiệp hội những người xuất khẩu đã tìm đến Bộ Thương mại Ấn Độ yêu cầu gỡ bỏ giá MIP. Với mỗi yêu cầu đối với Bộ Thương mại, hiệp hội cũng đã phải đưa vấn đề này lên Hiệp hội Xuất khẩu Gia vị Ấn Độ.

San Nguyễn/danviet

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.